EU là thị trường lớn của nông sản Việt Nam. Thời gian vừa qua, các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU đã thay đổi và được cập nhật thường xuyên. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nắm bắt và tận dụng được các lợi thế về mặt phi thuế quan, đặc biệt là hiểu biết về các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm kiểm dịch động thực vật (SPS).
Bài viết phân tích thực trạng sử dụng hàng rào phi thuế quan trên thế giới; nhận diện những tác động của rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, hàm ý chính sách nhằm đảm bảo những lợi ích thương mại cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Tổng cục Hải quan khẳng định, nếu doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công lại sản phẩm cho Chutex và PungKook có sử dụng nguyên liệu, linh kiện từ nguồn nhập khẩu, thì khi Chutex và PungKook nhận lại sản phẩm (nhập vào nội địa) phải nộp thuế nhập khẩu là đương nhiên.
Nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan của Hiệp định EVFTA được thực thi triệt để, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), tăng 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và tăng 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức diễn đàn “Hội nhập kinh tế quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2019” với chủ đề: “Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”.