Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng cường quản lý hoạt động cho vay, tránh tình trạng vay vốn vì mục đích khác nhưng lại đổ tiền vào bất động sản.
Từ ngày 01/04 đến ngày 28/04/2021, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 29.871 tỷ đồng. Tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 28/04/2021, thu ngân sách đạt 120.378 tỷ đồng đạt 38,2% dự toán, đạt 36,4% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 21,32% so với cùng kỳ năm 2020.
Tín dụng bất động sản đang chiếm tỷ trọng khá lớn, lên đến 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế khiến nhiều người cho rằng, tín dụng đang chảy vào các kênh đầu cơ thay vì sản xuất kinh doanh, song thực tế không hẳn như vậy.
Vai trò “bà đỡ” của Agribank ngày càng được thể hiện rõ nét. Sự đồng hành, chia sẻ của Agribank với người dân và khách hàng giữa tâm dịch chính là nguồn lực to lớn giúp khách hàng, cộng đồng vững tin vượt qua khó khăn, tạo đà phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch.
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính đã đạt được những kết quả tích cực, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh; vừa chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngay từ những ngày đầu của năm 2021, cơ quan Thuế dự báo những khó khăn, thách thức còn rất lớn, đặc biệt là từ tác động của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước và công tác thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN).
Thời gian qua, Agribank đã nỗ lực huy động và đầu tư một lượng vốn lớn cho thị trường nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, tạo điều kiện để người dân có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế tình trạng vay tín dụng “đen”.
Với những đóng góp tích cực trong hoạt động từ thiện và an sinh xã hội trong nhiều năm qua, Agribank Bình Dương đã được chính quyền các cấp, người dân, khách hàng ghi nhận và đánh giá cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với hình ảnh là một ngân hàng thân thiện, nghĩa tình vì cộng đồng.
Mặc dù Covid-19 tác động đến kinh tế toàn cầu nhưng kiều hối chuyển về Việt Nam qua một số ngân hàng vẫn tăng nhẹ. Đặc biệt, kiều hối chuyển về nước bổ sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, tăng tiêu dùng và thúc đẩy gia tăng đầu tư.
Mặc dù Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 nhưng tác động của nó đến nền kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân còn khá nặng nề. Bài viết phân tích thực trạng, mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến một số ngành, lĩnh vực, từ đó đề xuất giải pháp cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đây cũng là căn cứ để đề xuất các chính sách hỗ trợ tiếp theo nhằm giúp doanh nghiệp tư nhân vượt qua khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.