Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển khá toàn diện, tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Qua kiểm toán tại các Ban quản lý dự án thực hiện Dự án đô thị xanh vay vốn ADB tại tỉnh: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kết luận các dự án đều chưa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Tuy số vốn bố trí cho các Dự án bị thiếu nhưng trong quá trình thực hiện, tỷ lệ giải ngân đạt thấp và phải hủy dự toán rất lớn.
Ngày 12/1/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, ước đến cuối năm 2022, 14/14 chỉ tiêu chủ yếu HĐND Tỉnh đề ra đều đạt kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.701 tỷ đồng, vượt 85,1% dự toán, tăng 12% cùng kỳ.
Về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, đến hết tháng 7 tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải ngân 2.004,237 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong phiên làm việc buổi sáng ngày 13/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các Nghị quyết về một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, sáng ngày 27/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến, góp ý vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 11/10, tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thường kỳ thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hai tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng. Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị sẽ tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trên.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành 05 Nghị quyết điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang, Hà Nội và Thừa Thiên Huế.