Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản hành lang pháp lý, thực trạng tình hình tín dụng xanh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian từ năm 2018 đến năm 2021, bài viết hệ thống những mặt thành công và cả những hạn chế về việc tài trợ cho phát triển tín dụng xanh tại khu vực này trong thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xanh tại ĐBSCL trong thời gian tới, một số giải pháp được đề xuất, như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Bộ, ngành liên quan cần phải hoàn chỉnh thêm về mặt pháp lý; các Ngân hàng Thương mại (NHTM) cần phải đa dạng hóa thêm nhiều loại sản phẩm; cần mở rộng thêm tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và người dân
Sẵn sàng với chuyển đổi số của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tthực trạng và giải pháp

Sẵn sàng với chuyển đổi số của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tthực trạng và giải pháp

Bài viết này nghiên cứu sự sẵn sàng và thích ứng với chuyển đổi số của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người lao động đã bước đầu nhận thức và hành động để thích ứng với chuyển đổi số. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của chuyển đổi số, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, mức độ sẵn sàng không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua bài viết, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và bản thân người lao động.