Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt về thông tin riêng tư của khách hàng. Do vậy, bảo vệ thông tin cá nhân trở thành một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử trong nền kinh tế số hiện nay và là bí quyết cốt yếu cho sự thành công của loại hình thương mại này. Tuy nhiên, ở nước ta, hiện nay, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cần phải có giải pháp đồng bộ, kể cả từ phía khách hàng.
Trong nền kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam trong các năm qua chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô thu hút nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia cũng đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước, đòi hỏi cần có các quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý. Trước thực trạng này, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo dự báo của giới chuyên gia, 2019 được xem là năm bùng nổ của kinh doanh trực tuyến. Sự mở rộng hợp tác của các sàn thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, cũng như tiếp cận với nhiều thị trường mới.
Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ duy trì ở mức rất cao - khoảng 10%/năm.
Áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu, giúp doanh nghiệp giảm chi phí qua các khâu trung gian, quảng cáo, tạo cầu nối cho xuất khẩu và nhập khẩu.