Nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động cũng như có thêm nguồn lực để phát triển kinh doanh, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2023.
Việc tăng vốn cho các ngân hành thương mại (NHTM), đặc biệt là nhóm Big 4, được xem là yêu cầu cấp thiết để tăng năng lực tài chính, giữ vững lành mạnh của hệ thống và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Gánh nhiệm vụ bơm vốn chính cho nền kinh tế, trong khi vốn điều lệ không tăng tương ứng, khiến các các Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước (Big 4) đang phải “ăn đong” tăng trưởng. Đây chính là lý do khiến các ngân hàng này tiếp tục đồng thanh kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tạo điều kiện cho tiếp tục tăng vốn.
Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg ngày 16/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) nêu rõ, VSDC kế thừa tất cả quyền lợi, trách nhiệm của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của VSDC là 1.000 tỷ đồng.
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước đề cập phương án tăng vốn điều lệ cho nhóm Big 4.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước. Đối với việc tăng vốn điều lệ của BIDV, Vietcombank, VietinBank, NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc phân phối lợi nhuận năm 2021 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.459 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông Eximbank thông qua.
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng. Đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, giúp SeABank có đủ tiềm lực, nguồn vốn để nâng cao các chỉ số an toàn vốn.
Tính đến hết tháng 9/2021, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 715.580 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu thành công trong các kế hoạch tăng vốn vừa được đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) các ngân hàng thông qua, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng sẽ được bổ sung thêm khoảng 100.000 tỷ đồng nữa.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) không đủ điều kiện cổ phần hóa (CPH) và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.