6 hậu quả nặng nề người phụ nữ phải gánh chịu do bạo lực gia đình

Theo Thùy Linh/Solidaritefemmes/giadinhvietnam.com

Bạo lực gia đình không chỉ là một hành vi vi phạm đạo đức mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần đối với người phụ nữ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sự khác biệt giữa xung đột vợ chồng và bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình không thể được coi là một tiểu loại của xung đột vợ chồng vì bản chất khác nhau. Xung đột có thể xảy ra trong bất kì mối quan hệ nào, bao gồm cả gia đình, bạn bè, hôn nhân. Ngược lại, bạo lực gia đình được gây ra bởi đối tượng là người chồng dưới bất kì lý do nào nhằm xác minh và khẳng định sự thống trị của anh ta đối với người phụ nữ.

Tiến sĩ Roland Coutanceau phụ trách Liên đoàn Sức khỏe tâm thần Pháp nhận định: “Xung đột là mối quan hệ tương tác dựa trên sự bất đồng một lần cần được giải quyết. Đăc điểm của bạo lực là không cho phép người khác ngang hàng với mình."

70% phụ nữ trên thế giới là nạn nhân của bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Thế giới - một tổ chức tài chính quốc tế cho biết: trên khắp thế giới, 70% phụ nữ phải đối mặt với bạo lực. Các trường hợp hãm hiếp và bạo lực gia đình có nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ từ 15 đến 44 so với ung thu, tai nạn giao thông cộng lại.

Hậu quả của nạn bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần đối với phụ nữ.

- Nó có thể dẫn đến một vụ giết người hoặc tự sát.

- Những ám ảnh về những lần bạo lực sẽ khiến phụ nữ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, gặp ác mộng trong giấc ngủ.

- Bạo lực gia đình khi phụ nữ đang mang thai làm tăng khả năng sảy thai, sinh non. Bạo lực tình dục có nguy cơ dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn, các vấn đề về phụ khoa và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.

- Những hình thức bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và các rối loạn lo âu khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,... Tình trạng căng thẳng, sợ hãi, lo lắng tạo ra các rối loạn tâm lý khác nhau. Hơn 50% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình mắc bệnh trầm cảm. Đó có thể là hậu quả tự nhiên của một tình huống mà người phụ nữ cảm thấy hoặc thực sự không thể chạy trốn với những cảm giác rằng cuộc sống hai vợ chồng sắp kết thsc, không chắc chắc về tương lai, sợ bị trả thù, mất quyền nuôi con, khó khăn về kinh tế,...

- Mắc các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau bụng, giảm khả năng vận động,...

- Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có dấu hiệu của hội chứng hậu chấn thương dẫn đến các trạng thái mất phương hướng hoặc rối loạn tâm thần với những suy nghĩ ảo tưởng hoặc hoang tưởng.