Giám đốc cơ quan năng lượng quốc tế chỉ trích OPEC+ tạo khan hiếm giả tạo trên thị trường năng lượng

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Tuyên bố của ông được đưa ra khi mà các chuyên gia phân tích năng lượng đang đánh giá tác động từ nỗ lực mở kho dầu dự trữ dẫn đầu để bình ổn giá dầu dẫn đầu bởi Mỹ.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Người đứng đầu cơ quan quản lý ngành năng lượng hàng đầu thế giới cho rằng một số nước đã áp dụng chính sách không phù hợp khi muốn làm dịu giá dầu và khí đốt tăng nóng, ông chỉ trích việc tạo ra sự thiếu hụt giả tạo trên thị trường năng lượng, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol, nhận xét: “Một yếu tố mà tôi muốn nhấn mạnh chính là việc giá cả các sản phẩm năng lượng cao như thời gian vừa qua chính là do biện pháp của một số nước sản xuất và cung cấp dầu, khí đốt áp dụng. Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường hiện nay có thể coi như việc khan hiếm giả tạo. Trên thị trường hiện nay, gần 6 triệu thùng dầu mỗi ngày có thể cung cấp thêm trong năng lực của các nước sản xuất chính, cụ thể là OPEC+”.

Tuyên bố của ông được đưa ra khi mà các chuyên gia phân tích năng lượng đang đánh giá tác động từ nỗ lực mở kho dầu dự trữ dẫn đầu để bình ổn giá dầu dẫn đầu bởi Mỹ và nhiều nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.

Trong động thái chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo nỗ lực xả dầu từ kho dự trữ chiến lược kết hợp cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Anh.

Mỹ sẽ xả khoảng 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược. Trong con số đó, 32 triệu thùng dầu sẽ được hoán đổi trong vài tháng tới, còn 18 triệu thùng dầu sẽ được đẩy nhanh tiến độ cung cấp dựa trên các thỏa thuận đã được cấp phép từ trước.

OPEC và các nước thành viên ngoài OPEC, một nhóm đầy quyền lực được biết đến với cái tên OPEC+, đã không ngừng bác bỏ lời kêu gọi từ phía Mỹ về việc tăng nguồn cung và hạ giá các sản phẩm dầu mỏ.

Ông Birol cho biết IEA thừa nhận thông tin mà Mỹ đưa ra cùng với nhiều nước khác, IEA thừa nhận giá dầu tăng quá nóng đã gây ra nhiều sức ép lớn lên người tiêu dùng trên khắp thế giới. “Nó gây ra nhiều áp lực lên lạm phát ở thời điểm mà quá trình phục hồi kinh tế còn không vững vàng và hiện vẫn đối mặt với quá nhiều rủi ro”, ông nói thêm.

Ông Birol muốn nhấn mạnh rằng tuyên bố mới nhất của ông không phải quan điểm chung của IEA. IEA sẽ chỉ mở kho dự trữ năng lượng trong trường hợp nguồn cung dầu có nhiều gián đoạn lớn.

Giá dầu đã tăng hơn 50% trong năm nay và chạm mức cao nhất trong nhiều năm khi mà nhu cầu vượt quá nguồn cung. Động lực đằng sau giá dầu tăng hiện đã căng thẳng đến mức không ít chuyên gia tin rằng giá dầu sẽ sớm trở lại ngưỡng 100USD/thùng, dù rằng không phải ai cũng chia sẻ quan điểm này.

Vào ngày thứ Ba, chính phủ Mỹ công bố sẽ xả 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia trong động thái phối kết hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật và Anh nhằm hạ nhiệt giá cả sau khi các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng dầu thô, theo tin từ Nikkei.

Nhà Trắng ra tuyên bố sau khi một nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay Washington đã lên kế hoạch với các nước tiêu thụ nhiều năng lượng ở châu Á nhằm hạ nhiệt giá dầu hiện đang ở mức cao nhất trong 3 năm. Cho đến nay, các thông tin trên truyền thông chưa nhắc đến Anh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, đương đầu với tỷ lệ ủng hộ thấp trong bối cảnh lạm phát cao trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đã không ngừng kêu gọi OPEC và các nước đồng minh bơm thêm dầu.

Tuy nhiên, OPEC+ đã bác bỏ lời đề nghị bởi bản thân các nước thành viên vốn chật vật trong việc đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng trong bối cảnh nỗi sợ về khả năng số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao sẽ thêm một lần nữa làm cho nhu cầu dầu đi xuống.

Việc Mỹ xả kho dầu dự trữ chiến lược sẽ có thể được thực hiện dưới hình thức bán hợp đồng cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp sẽ trả lại dầu thô ở một thời điểm khác. Đây là lần đầu tiên Mỹ kết hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới nhằm hạ giá dầu.

Các nước OPEC+, trong đó có các nước đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh, đã nhóm họp vào ngày 2/12 nhằm bàn về chính sách sản lượng, tuy nhiên không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lắng nghe lời kêu gọi từ phía Mỹ.