Tại sao Tổng thống Trump muốn cứu lao động Trung Quốc tại ZTE?
Cách đây 2 ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng lên trang Twitter của mình rằng sẽ có quá nhiều việc làm tại Trung Quốc bị mất và đang làm việc với Chủ tịch Trung Quốc để đưa ZTE hoạt động trở lại. Tại sao ông lại có quyết định này?
Tuần trước, một trong những “đại gia” viễn thông của Trung Quốc là ZTE đã tuyên bố ngừng các hoạt động chính của mình vì lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Lệnh cấm này đã ngăn chặn các công ty Mỹ không được phép bán linh kiện hoặc phần mềm của mình cho ZTE.
Nhưng tới ngày Chủ Nhật, trên Twitter của mình, Tổng thống Mỹ đã viết: “Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đang cùng nhau làm việc để tìm ra một con đường cho công ty điện thoại Trung Quốc ZTE hoạt động trở lại. Quá nhiều việc làm tại Trung Quốc bị mất. Bộ Thương mại đã được hướng dẫn để hoàn thành việc này.”
Việc trừng phạt ZTE được nhiều chuyên gia coi là đòn đáp trả của Mỹ khi Trung Quốc ban hành mức thuế áp lên thực phẫm Mỹ nhập khẩu vào nước này.
Khi Mỹ ban hành chính sách thuế mới đối với thép và nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, Trung Quốc đã áp mức thuế mới với các nông sản cụ thể là thịt bò và nhân sâm nhập khẩu từ Mỹ. Điều này tác động trực tiếp tới các cử tri ở nông thôn của Tổng thống Trump và đảng Cộng hoà.
Quay lại câu chuyện của ZTE, công ty này có thể bị đóng cửa nếu không có phần cứng và phần mềm nhập khẩu của Mỹ. Điều này cho thấy mối liên kết giữa 2 nền kinh tế. Các công ty Trung Quốc vẫn đang dựa vào công nghệ Mỹ còn các công ty công nghệ Mỹ lại tạo ra sản phẩm của mình ở Trung Quốc.
Thông tin được ông Donald Trump đăng lên Twitter của mình.
Theo bà Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 tại Đại học California: “Các biện pháp trừng phạt ZTE có thể gây ra tổn thương tới niềm tin của chính phủ Trung Quốc trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Cấm hãng này mua công nghệ của Mỹ có thể khiến họ biến mất khỏi thị trường Mỹ bất kỳ lúc nào”.
Việc này sẽ thúc đẩy Trung Quốc xây dựng những giải pháp công nghệ của chính mình và đây là điều Mỹ không muốn.
Đồng tình với quan điểm này, ông Chas Freeman, thành viên viện Watson thuộc Đại học Brown cho rằng: nếu Trung Quốc không thể dựa vào chuỗi cung ứng với các thành phần từ Mỹ thì nước này sẽ tạo ra chuỗi cung ứng của riêng mình.
Nhưng trang Wired cũng dẫn một số quan điểm phản đối việc Tổng thống Trump cố gắng “giải cứu” ZTE. Thượng nghị sỹ Marco Rubio cho rằng quyết định này sẽ giúp ZTE theo dõi người Mỹ dễ hơn.
Các biện pháp trừng phạt ZTE được Mỹ ban hành không đến từ mối quan ngại về nguy cơ gián diệp mà dến từ lý do ZTE vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với nước khác.
Năm ngoái ZTE đã thừa nhận vi phạm luật xuất khẩu của Mỹ khi bán các điện thoại với phần mềm và phần cứng của Mỹ cho Iran và Triều Tiên. Công ty này sau đó đã chấp nhận khoản tiền phạt 900 triệu USD, sa thải 4 nhân sự cấp cao và kỷ luật nhiều người khác. Nhưng trong tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ cho biết ZTE đã không kỷ luật các nhân viên của mình và kết quả bị áp các biện pháp trừng phạt.
Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ cho rằng một thoải thuận giảm mức độ của lệnh trừng phạt ZTE có thể giảm căng thẳng thương mại 2 nước trong ngắn hạn nhưng ở dài hạn vị thế của Mỹ sẽ bị yếu đi.
Bà Susan Shrink nghĩ rằng việc loại bỏ hoặc giảm các biện pháp trừng phạt có thể giúp quan hệ Mỹ - Trung trở nên thông suất nhưng ông Freeman lại không lạc quan như vậy.
Ngay cả khi 2 nước có thể đi tới một thoả thuận về thuế nông nghiệp thì cũng khó để khắc phục rạn nứt giữa 2 nước.
Bản thân chính quyền của Tổng thống Trump luôn có những quan điểm không đồng nhất trong chính sách với Trung Quốc và việc đàm phán sẽ khó đi đến kết quả.