Tăng trưởng thấp là điềm lành với Trung Quốc

Theo antt.vn/Bloomberg

(Tài chính) Những số liệu tăng trưởng tiêu cực là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc đây lại là một tín hiệu khởi sắc rằng các nhà chức trách đã “dám” hy sinh tăng trưởng để quyết tâm tái cơ cấu lại nền kinh tế còn vô vàn “ung nhọt” này.

Lần đầu tiên kể từ năm 1998, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Nguồn: internet
Lần đầu tiên kể từ năm 1998, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Nguồn: internet
Lần đầu tiên kể từ năm 1998, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra và còn hơn thế, cán mốc thấp nhất trong 24 năm qua.
 
Các chuyên gia cho rằng quả bom xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sớm chững lại, nền kinh tế này đang trải qua một giai đoạn tái cấu trúc để có thể đạt được tăng tưởng vững mạnh hơn.

Những số liệu tăng trưởng tiêu cực là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc đây lại là một tín hiệu khởi sắc rằng các nhà chức trách đã “dám” hy sinh tăng trưởng để quyết tâm tái cơ cấu lại nền kinh tế còn vô vàn “ung nhọt” này.

Quá thừa và quá thiếu?

Một nhà kinh tế học cho biết nếu nhìn lại trong 5 năm qua, tăng trưởng Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư. Tiêu dùng không hề cao mà hầu hết phụ thuộc vào đầu từ vào cơ sở hạ tầng – công nghiệp khai khoáng và bất động sản. Hiện giờ vấn đề của Trung Quốc chính là việc dư thừa công suất trong lĩnh vực này và không thể tiếp tục dùng đây làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế.

Một lĩnh vực đáng quan tâm Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bất động sản và xây dựng. Năm 2013, đầu tư bất động sản của Trung Quốc chiếm 20% trên tổng số đầu tư tài sản cố định. Trong năm ngoái, thị trường nhà đất Trung Quốc đã phải chứng kiến sức mua vô cùng trì trệ so với những năm trước do nhu cầu giảm và những điều này sẽ khiến nền kinh tế cực kỳ khó phục hồi nếu tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Các tập đoàn xây dựng của quốc gia này  đã vay mượn những khoản tín dụng khổng lồ từ các ngân hàng nội địa cũng như quốc tế. Việc công ty xây dựng Kaisa vỡ nợ gần đây cùng với sự xuất hiện của những “thành phố ma” đã không thể kiềm chế được sự phát triển bất động sản, trong nhiều năm nay đã dấy lên vấn đề phải điều chỉnh lại thị trường nhà đất tại đây.

“Khu vực bất động sản sẽ không còn là động lực giúp Trung Quốc tăng trưởng, chính quyền địa phương dựa phần lớn vào thu nhập từ việc buôn bán bất động sản. Trong năm nay nguồn thu này đã gặp phải nhiều vấn đề.”

Rủi ro của nền kinh tế sẽ biến động mạnh mẽ nếu thiếu hụt nguồn cầu việc làm trong lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên xét về lâu dài những bất ổn này cũng sẽ được kiềm chế bởi xu hướng hiện đại hóa nông thôn. Ngành dịch vụ phát triển sẽ thu hút nhân lực bù đắp cho số việc làm thiếu hụt này.

Có lẽ đã đến lúc Trung Quốc phải hy sinh  tăng trưởng trong giai đoạn ngắn để tái cấu trúc lại cho nền kinh tế bất cân xứng của mình để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Nếu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục dựa dẫm quá nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu để giải quyết vấn đề việc làm thì đây là cơ hội cải tổ để tìm đường tốt hơn cho số nhân lực này. Đô thị hóa là một tín hiệu tốt, là chất xúc tác đẩy mạnh khu vực dịch vụ tại những thành phố nhỏ và tạo ra việc làm.

“Khi nhu cầu nội địa lớn, dịch vụ trở thành nền công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân lực thì lao động sẽ chảy sang các ngành công nghiệp đó”, một chuyên gia cho biết.

Vấn đề năng lượng

Những ngành công nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc trong năm qua đã phải chịu sự soi xét ngặt nghèo của chính phủ. Các nhà chức trách sẵn sàng đưa ra mức  phạt mạnh tay cho những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm nghiêm trọng với việc đưa vào “luật xanh” vào cuối năm ngoái.

Một chuyên gia cho rằng vấn đề môi trường là một trong những trở ngại lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc. Có báo cáo cho thấy ô nhiễm tại Trung Quốc là một trong những lý do khiến các tỷ phú rời bỏ đất nước này. Để giải quyết được vấn nạn này đồng nghĩa với chi phí sản xuất của một số ngành nghề sẽ phải tăng lên. Trong ngắn hạn, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các hãng sản xuất, nhưng trong trung hạn và dài hạn thì điều này là cần thiết với Trung Quốc.”

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với nguồn điện chủ yếu từ than đá và đang tiến tới giảm lượng khí cacbon. Trung Quốc cũng đang thiết lập kỷ lục xây lắp các tấm kính tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng như là một nguồn nhiên liệu thay thế.

Trung Quốc sẽ không bắt chước nữa?

Việc nỗ lực chuyển đổi từ một nền kinh tế xuất khẩu sang một nền kinh tế tiêu dùng cũng còn phụ thuộc vào khả năng cải tiến của các doanh nghiệp Trung Quốc, thay vì đơn thuần bắt chước công nghệ của các nước khác.

Đây cũng là điều mà chính phủ Trung Quốc phải xem xét thực sự nghiêm túc như là một trong những thách thức lớn của nền kinh tế này. Thách thức này không chỉ trên khía cảnh kinh tế. Trong trung hạn và dài hạn, để phát triển củng cố được những định chế, nhờ vậy các doanh nghiệp có thể sẵn lòng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Về dự kiến tăng trưởng trong năm sau, các số liệu chính thức dự kiến có thể cán mốc 7.3%, giảm nhẹ so với năm ngoái tuy nhiên không khó hiểu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng mức tăng trưởng năm 2015 trên mức 7,5% là không thể, tuy nhiên trong khoảng 7 – 7,5% là vừa phải và dưới 7% thì đó là một thảm  họa cho Trung Quốc.