Thế giới nợ đến đáng sợ?
(Tài chính) Nợ trên thế giới tăng quá nhanh kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, từ mức 57.000 tỷ USD trong năm 2007 lên 200.000 tỷ USD vào năm 2014.
Như vậy, nợ trên toàn cầu tương đương 286% GDP của cả thế giới, so với tỷ lệ 269% vào năm 2007. Đó là kết luận của một nghiên cứu được Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute (MGI)) công bố vào cuối tuần trước.
Theo kết quả nghiên cứu của MGI, đứng đầu các quốc gia bùng phát nợ công là Island, tăng 172% điểm trong giai đoạn 2007-2014, tiếp đến là Singapore (129%), Hy Lạp (103%) và Bồ Đào Nha (100%).
Về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nghiên cứu cho thấy dưới tác động của các khoản vay chợ đen cũng như nạn đầu cơ thị trường bất động sản đã khiến tổng nợ bùng phát, tăng gấp 4 lần từ 7.000 tỷ lên 28.000 tỷ USD. “Ở mức tương đương 282% so với GDP, nợ tại Trung Quốc vẫn có thể quản lý được, nhưng vẫn cao hơn của Mỹ hay Đức”, theo nhận định của nghiên cứu.
Tuy nhiên, đáng ngại nhất vẫn là các khoản nợ doanh nghiệp Trung Quốc tương đương đến 125% GDP, một trong những mức nợ doanh nghiệp cao nhất thế giới. Một mối họa khác cho sự bình ổn tài chính của nước này đó là các khoản vay tín dụng ngầm của các chính quyền địa phương Trung Quốc. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67%, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro. Mức nợ này đã tăng gấp ba lần trong vòng 7 năm.
Dự đoán, nợ công của thế giới trung bình sẽ ở mức tương đương 77,5% GDP năm 2015, trong đó Nhật Bản vẫn là nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao nhất, tăng từ 234% lên 258% so với GDP. Nước Pháp sẽ đi từ 104% lên 119%, trong khi đó Đức sẽ giảm xuống từ 80% còn 68%.
Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử kinh tế thế giới đến nay, hầu như không có nền kinh tế nào - dù chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển - tránh được mối lo nợ công. Tất nhiên, nợ công cao không phải lúc nào cũng ngay lập tức dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Thực tế cho thấy khủng hoảng nợ công chỉ xảy ra khi chính phủ của một quốc gia không thể trả nợ đúng hạn nên phải tuyên bố phá sản hoặc đề nghị cộng đồng quốc tế cứu trợ.
Thông thường, nguyên nhân đầu tiên và cũng là chính yếu dẫn tới khủng hoảng nợ công là khả năng quản trị tài chính công yếu kém và những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt quá kiểm soát, với bài học lớn nhất còn “nóng hổi” từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone.
Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy nợ công là một phần tất yếu trong cơ cấu tài chính của hầu hết quốc gia trên thế giới. Dù là các nước nghèo nhất ở châu Phi hay những “đầu tàu” như Mỹ, Nhật Bản, EU đều đi vay để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ.
Như vậy, điểm mấu chốt là nếu các quốc gia không sử dụng và quản lý nợ công một cách hợp lý và hiệu quả thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia hay khu vực nào với những hậu quả nghiêm trọng không dễ khắc phục trong “một sớm một chiều”./.
Theo kết quả nghiên cứu của MGI, đứng đầu các quốc gia bùng phát nợ công là Island, tăng 172% điểm trong giai đoạn 2007-2014, tiếp đến là Singapore (129%), Hy Lạp (103%) và Bồ Đào Nha (100%).
Về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nghiên cứu cho thấy dưới tác động của các khoản vay chợ đen cũng như nạn đầu cơ thị trường bất động sản đã khiến tổng nợ bùng phát, tăng gấp 4 lần từ 7.000 tỷ lên 28.000 tỷ USD. “Ở mức tương đương 282% so với GDP, nợ tại Trung Quốc vẫn có thể quản lý được, nhưng vẫn cao hơn của Mỹ hay Đức”, theo nhận định của nghiên cứu.
Tuy nhiên, đáng ngại nhất vẫn là các khoản nợ doanh nghiệp Trung Quốc tương đương đến 125% GDP, một trong những mức nợ doanh nghiệp cao nhất thế giới. Một mối họa khác cho sự bình ổn tài chính của nước này đó là các khoản vay tín dụng ngầm của các chính quyền địa phương Trung Quốc. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67%, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro. Mức nợ này đã tăng gấp ba lần trong vòng 7 năm.
Dự đoán, nợ công của thế giới trung bình sẽ ở mức tương đương 77,5% GDP năm 2015, trong đó Nhật Bản vẫn là nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao nhất, tăng từ 234% lên 258% so với GDP. Nước Pháp sẽ đi từ 104% lên 119%, trong khi đó Đức sẽ giảm xuống từ 80% còn 68%.
Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử kinh tế thế giới đến nay, hầu như không có nền kinh tế nào - dù chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển - tránh được mối lo nợ công. Tất nhiên, nợ công cao không phải lúc nào cũng ngay lập tức dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Thực tế cho thấy khủng hoảng nợ công chỉ xảy ra khi chính phủ của một quốc gia không thể trả nợ đúng hạn nên phải tuyên bố phá sản hoặc đề nghị cộng đồng quốc tế cứu trợ.
Thông thường, nguyên nhân đầu tiên và cũng là chính yếu dẫn tới khủng hoảng nợ công là khả năng quản trị tài chính công yếu kém và những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt quá kiểm soát, với bài học lớn nhất còn “nóng hổi” từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone.
Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy nợ công là một phần tất yếu trong cơ cấu tài chính của hầu hết quốc gia trên thế giới. Dù là các nước nghèo nhất ở châu Phi hay những “đầu tàu” như Mỹ, Nhật Bản, EU đều đi vay để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ.
Như vậy, điểm mấu chốt là nếu các quốc gia không sử dụng và quản lý nợ công một cách hợp lý và hiệu quả thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia hay khu vực nào với những hậu quả nghiêm trọng không dễ khắc phục trong “một sớm một chiều”./.