Siết chặt…

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII cuối năm 2012, khi bàn thảo về thị trường vàng, không khí nghị trường nóng lên và mở ra hy vọng mới cho giới kinh doanh, giới đầu tư vàng và người dân sau thời gian dài thị trường trầm lắng. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố, NHNN đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, sẵn sàng mua bán khi cần thiết để bình ổn và quyết tâm lập lại thị trường.

Đi cùng lời tuyên bố trên, NHNN đã rốt ráo chuẩn bị hành lang pháp lý cho lần đầu tiên mua bán với doanh nghiệp (DN), ngân hàng; Mạng lưới kinh doanh vàng miếng trên toàn quốc cũng được chỉnh đốn, hàng nghìn điểm mua bán không đạt chuẩn đã bị xóa sổ, thay bằng hệ thống kinh doanh có tiềm lực tài chính, có tư cách pháp nhân và lý lịch rõ ràng…

Đến thời điểm này, những tuyên bố của Thống đốc đã dần được hiện thực hóa với những phản ứng của thị trường cũng như người dân và DN đã khá rõ ràng. Đặc biệt là những điều kiện để được “bắt tay” với NHNN khi mua bán vàng miếng đã rất chặt chẽ. Cụ thể, không phải DN nào có giấy phép kinh doanh vàng miếng cũng mặc nhiên được mua bán với NHNN; Tỷ lệ đặt cọc cao khiến họ bị chôn một lượng vốn lớn cho mỗi lần tham gia đấu thầu; Thời hạn thanh toán và giao nhận vàng dài có thể khiến họ lỡ nhịp kiếm lời, thậm chí thua lỗ khi thị trường có sóng; Giá đấu được xác định theo cơ chế nào cũng là điều khiến họ hoang mang; Không chỉ có vậy, NHNN lại “dự phòng” cho mình quyền hủy thầu nếu thị trường biến động ngoài tầm kiểm soát…

Những điều kiện khắt khe này khiến nhiều DN ngao ngán nghĩ tới sự bất cân xứng khi tham gia mua bán vàng. Vẫn biết rằng, NHNN có đầy đủ quyền hạn, công cụ trong tay, được độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng, toàn quyền chủ động cung ứng hoặc tiêu thụ vàng, thậm chí được cân đối trạng thái trên tài khoản nước ngoài và lại là người đề ra các luật lệ mua bán. Trong khi các DN và ngân hàng hầu như chỉ trông chờ vào nguồn cung ứng của NHNN, bởi lượng bán ra từ dân cư không nhiều.

Điển hình, tại phiên đấu giá vàng công khai đầu tiên được NHNN tổ chức ngày 28/3/2013, với số lượng vàng chào bán là 26.000 lượng đã không diễn ra như mong đợi của giới kinh doanh, nhà đầu tư và người dân. Khi giá vàng chào bán được NHNN đưa ra 43,81 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thị trường trên 400.000 đồng/lượng. 15/17 đơn vị dự thầu bỏ phiếu trắng hoặc viết phiếu mua với số lượng bằng 0. Kết thúc phiên đấu giá, NHNN chỉ bán được 2.000 lượng cho 2 đơn vị với giá sàn.

Sáng ngày 4/4/2013, NHNN tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng thứ hai, trong bối cảnh giá vàng thế giới có biến động giảm mạnh, khiến chênh lệch giá vàng nội - ngoại lên tới 4 triệu đồng/lượng. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của phiên đấu giá vàng lần trước, NHNN đã có sự điều chỉnh khi không khống chế giá trần, chỉ công bố giá sàn, là mức khởi điểm để các DN bỏ thầu.

Trong phiên đấu thầu vàng miếng thứ hai, tổng cộng 25.700 lượng vàng đã bán hết, với 20 đơn vị trúng thầu. Có 20 đơn vị trúng thầu với mức giá sàn 43,23 triệu đồng/lượng. Đến cuối phiên, 25.700 lượng vàng miếng đã được bán hết, chỉ còn 300 lượng “ế” thay vì 24.000 lượng như phiên thầu đầu tiên.

Nếu chúng ta đấu thầu liên kỳ theo cách thức như hiện nay, với một lượng cung đủ mạnh cho thị trường, tôi cho rằng, khoảng cách giá vàng trong nước với quốc tế sẽ được rút ngắn xuống thấp vào khoảng tháng 5, 6/2013.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank

Tuy nhiên, kết thúc các phiên đấu giá, người dân và thị trường vẫn phải “ôm bức xúc” về khoảng chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới không được rút ngắn, và lợi nhuận đó thuộc về ai?...

Cơ quan qun lý sm vai nào?

Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho biết: “NHNN đang ưu tiên cho mục tiêu khác - bình ổn thị trường vàng, chứ không phải bình ổn giá vàng”.

Người dân và DN không khỏi lo ngại, liệu một thị trường có thể tồn tại nếu yếu tố về giá cả bị gạt hẳn sang một bên và chỉ quản lý bằng chính sách. Thực tế cho thấy, với những gì đang diễn ra trên thị trường vàng hiện nay, NHNN đang sắm cùng lúc 2 vai. Một vai là nhà quản lý, vai còn lại là người đi buôn vàng.

Soi vào “vai” người buôn vàng, hiện NHNN là tổ chức duy nhất làm cùng lúc 2 nghiệp vụ là nhập khẩu vàng nguyên liệu từ nước ngoài, dập thương hiệu SJC và bán ra thị trường dưới hình thức đấu giá. Như vậy, NHNN đã chọn “kèo thơm” với chính sách duy trì khoảng cách lớn giữa vàng thế giới và vàng trong nước. Mục đích này càng được củng cố bằng việc đặt giá khởi điểm cho 26.000 tấn vàng cao hơn hẳn giá thị trường năm trăm ngàn mỗi lượng.

Trong “vai” quản lý, có thể thấy từ khi xuất hiện Nghị định 24/2012/ NĐ-CP về quản lý vàng miếng và thương hiệu vàng quốc gia SJC, giá vàng vẫn luôn dao động lên xuống không dựa trên một quy luật, hoặc một nguyên tắc cụ thể nào. Bởi khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng còn bị hạn chế thì gần như thị trường vàng trong nước không có sự liên thông với vàng thế giới. Do đó, việc giá vàng thế giới lên xuống, đương nhiên không phải là tác nhân kỹ thuật tạo nên biến động giá vàng trong nước.

Đ ã có không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN sắm quá nhiều vai cùng lúc trên thị trường vàng nên đã tự buộc mình vào cái khó. Nhìn từ câu chuyện độc quyền thương hiệu, NHNN cho rằng, vàng phi SJC chiếm chưa đầy 10% thị phần, NHNN định chấp nhận duy nhất SJC trong các phiên đấu thầu vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giảm tổn thất cho xã hội, đồng thời chuẩn hóa giao dịch, tránh rủi ro kiểm định. Nhưng vì điều tiếng lợi ích nhóm, vài tháng sau NHNN lại chấp nhận mua bán cả vàng phi SJC.

Rõ ràng, với thực tế trên thì kỳ vọng tạo lập thị trường phát triển bền vững, minh bạch và kéo giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới vẫn là nhiệm vụ khó khăn.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 4 - 2013

Thị trường vàng: Gieo thêm hy vọng...

Thanh Trà

(Tài chính) Những động thái của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm bình ổn thị trường vàng đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày gần đây. Qua một số quyết sách đã ban hành và các phiên đấu giá vàng cho thấy, cơ quan quản lý đang rất nỗ lực gieo thêm niềm tin và hy vọng cho người dân vào thị trường.

Xem thêm

Video nổi bật