Thủ tục bổ sung quá trình đóng BHXH của người lao động thực hiện như thế nào?

T. Huyền (T/h)

Tapchitaichinh.vn nhận được câu hỏi của độc giả Lê Văn Thanh ở Hà Nội hỏi như sau: Thời gian trước đây, khi tôi thực hiện chốt sổ BHXH, Công ty đang nợ tiền BHXH 6 tháng, vì vậy, BHXH chỉ chốt sổ và tờ rời cho tới thời điểm Công ty đã đóng BHXH cho tôi. Đến nay, Công ty tôi làm trước đây đã đóng đầy đủ số tiền nợ, vậy tôi cần làm những thủ tục gì để cập nhật bổ sung thời gian 6 tháng đóng BHXH của tôi trên tờ rời? Ban Biên tập gửi bạn đọc bài trả lời qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN.
Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN.

Ngày 11/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/NĐ-CP  quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 18 của Nghị định số 115/NĐ-CP nêu rõ: Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật BHXH đối với người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH được thực hiện như sau:

1.Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:
2. a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH cho người lao động;
3. b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
4. Số tiền truy thu, truy đóng BHXH được tính như sau:
5. a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1. b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Như vậy, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 và các văn bản hương dẫn, đối với đơn bị nợ tiền đóng BHXH, BH thất nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BH thất nghiệp bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng đủ BHXH, BH thất nghiệp, sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Trường hợp của anh, khi Công ty đã đóng đủ số tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp còn thiếu, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, Công ty lập danh sách đề nghị xác nhận bổ sung quá trình tham gia cho người lao động kèm theo thông báo của cơ quan BHXH (đã trả cho đơn vị tại thời điểm xác nhận sổ BHXH) gửi cơ quan BHXH để được xác nhận bổ sung quá trình đóng. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH sẽ hoàn tất việc xác nhận bổ sung sổ BHXH và trả lại cho người lao động.