Thương mại toàn cầu suy giảm mạnh nhất trong 10 năm
Phó giám đốc điều hành IMF khẳng định rằng đang có ngày một nhiều rủi ro và bất ổn, trong đó phải kể đến chính sách bảo hộ và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.
Thương mại toàn cầu đã đi xuống, thực tế này càng khiến cho người ta tin rằng kinh tế thế giới đang trong tình trạng tồi tệ nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây đến một thập kỷ.
Theo Bloomberg, số liệu công bố ngày thứ Hai cho thấy thương mại trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 1/2019 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm – đây là mức giảm sâu nhất tính từ tháng 5/2009. Nếu tính so với cùng kỳ năm, thương mại toàn cầu có mức giảm sâu nhất trong 9 năm.
Chỉ số thương mại thế giới tháng 1/2019 khảo sát bởi Cơ quan thống kê Hà Lan xét đến việc tăng trưởng xuất khẩu khẩu của Mỹ không biến động bởi việc chính phủ Mỹ đóng cửa đồng nghĩa với cơ quan này không có số liệu.
Nếu xét theo biến động tháng, khối lượng thương mại toàn cầu tăng 2,3% dù số liệu này còn nhiều biến động, khối lượng thương mại toàn cầu giảm gần 4% trong tháng 11 và tháng 12/2018.
Số liệu mới công bố về thương mại hoàn toàn khớp với chỉ số tăng trưởng toàn cầu mà Bloomberg Economics khảo sát, các số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng chững lại đáng kể. Kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng được 2,1%, giảm so với mức tăng trưởng 4% ở thời điểm giữa năm ngoái.
Cho đến nay, Ngân hàng Trung ương các nước đã ứng phó với tình trạng suy giảm bằng cách trì hoãn các biện pháp thắt chặt, tuy nhiên vấn đề ở chỗ liệu mọi chuyện có bình ổn hay không và nếu không, các nhà hoạch định chính sách sẽ có thể làm được gì khi mọi chuyện xấu đi.
Chủ tịch Fed tại Chicago, ông Charles Evans, khẳng định rằng hiện tại rủi ro suy giảm đang lớn hơn. Phó giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông David Lipton, khẳng định rằng đang có ngày một nhiều rủi ro và bất ổn, trong đó phải kể đến chính sách bảo hộ và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.