Tiềm năng phát triển thị trường hàng không Việt Nam
(Tài chính) Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 82 về chỉ số cơ sở hạ tầng hàng không và xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia ASEAN. Việt Nam đang dần nâng cao vị trí xếp hạng với những khoản đầu tư đáng kể.
Xếp thứ 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không đang phát triển nhanh và năng động, xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hàng không đóng góp 6 tỷ USD cho GDP hàng năm của Việt Nam.
Tại cuộc Hội thảo “Hàng không: Chắp cánh tăng trưởng kinh tế và kết nối Việt Nam với thế giới” diễn ra mới đây, ông Tony Tyler - Tổng Giám đốc IATA cho biết: “Việt Nam là thị trường hàng không năng động và phát triển nhanh chóng.Trong giai đoạn 2008-2013, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng gần gấp 2 lần, tương đương với tỷ lệ 96%. Sự phát triển mạnh mẽ của hàng không sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, lĩnh vực hàng không cần được coi trọng như một ngành kinh tế chiến lược và cần được quan tâm đúng đắn. Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển vượt trội của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam với mạng lưới phát triển nhanh chóng và kế hoạch đầu tư lớn vào đội tàu bay hiện đại. Là thành viên của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam,Vietnam Airlines đang từng bước khẳng định thương hiệu trên toàn cầu”.
Theo IATA, ngành hàng không đóng góp 6 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam và tạo ra hơn 230.000 việc làm cho người dân trong giai đoạn 2008-2013. Trong 5 năm qua, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng thêm 96%. Riêng năm 2013, khoảng 4,6 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, trong đó 80% tổng số khách đã đóng góp hơn 5 tỉ đô la Mỹ cho ngành du lịch. Ước tính lĩnh vực hàng không đã đóng góp 1,7 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam trong năm 2012 dựa trên những hoạt động trực tiếp của các hàng hàng không, các sân bay. Còn tính cả chuỗi cung ứng hàng không mở rộng ước tính có thể đóng góp thêm được 2 tỉ đô la Mỹ cho GDP. Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, mặc dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển nhưng lại đóng góp 25% giá trị thương mại vận chuyển của Việt Nam qua đường hàng không.
Trong Chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải, Việt Nam sẽ có 26 sân bay vào năm 2020 và hiện đang trong quá trình phát triển mở rộng 2 sân bay căn cứ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng với sân bay quốc tế mới Long Thành sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2020.
Theo dự báo của IATA về ngành hàng không trong giai đoạn từ 2013 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải hàng không trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015.
Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines tin rằng thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippin hiện đang là 3,2 người dân/ghế. Tuy nhiên, để có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực thì cần có các giải pháp đồng bộ từ các nhà quản lý đến các hãng hàng không.
Những tín hiệu khả quan
Với sự xuất hiện của các hãng bay tư nhân, tỉ lệ hành khách đi máy bay đã tăng cao liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Tính riêng năm 2013, lượng khách nội địa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển đã tăng 21,5% so với năm trước đó. Riêng quý I/2014 con số này cũng tăng 21% so với cùng kỳ.
Chi phí vé máy bay rất hợp lý so với thu nhập của người dân, nhiều khi vé chỉ có giá vài ba trăm ngàn, mọi người đều có thể được đi máy bay. Ngành du lịch cũng nhờ hàng không mà phát triển và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Rõ ràng, nhờ sự hội nhập mở cửa mà ngành hàng không Việt đã có chuyển biến tích cực: người dân được hưởng nhiều lợi ích, dịch vụ cải thiện tốt hơn, giá vé thấp.
Tình hình kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp trong ngành cũng đang khơi dậy niềm tin từ phía thị trường. Mới đây, Vietjet đã công bố mức doanh thu hơn 3.800 tỉ đồng, nộp ngân sách gần 357 tỉ đồng và vận chuyển được gần 3 triệu hành khách trong 7 tháng đầu năm 2014.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đã khẳng định quyết tâm của Bộ thúc đẩy toàn ngành hàng không cùng phát triển: “Việt Nam đang mở cửa bầu trời. Chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ trong việc tái cơ cấu hàng không cũng chú ý phát triển hàng không giá rẻ vì chi phí phù hợp cho đa số người dân. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã chỉ đạo các cán bộ đi lại bằng hàng không giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Vì thế, sự phát triển của Vietjet đang thu hút sự quan tâm của đông đảo xã hội. Bộ Giao thông Vận tải trong thời gian tới sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách để giúp ngành hàng không và hàng không giá rẻ có được điều kiện tốt nhất để phát triển hơn nữa.
Theo ông Phạm Ngọc Minh điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn bay tuyệt đối và hoàn thiện chất lượng dịch vụ tới khách hàng, đặc biệt là nâng cao các chỉ số khai thác, đảm bảo đúng giờ. “Các hãng cần nhanh chóng đưa vào ứng dụng các chương trình quản lý an toàn của IATA và đạt chứng chỉ công nhận phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá về an toàn khai thác (IOSA). Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ IOSA từ năm 2006, liên tục được đánh giá định kỳ để gia hạn như là một phần quan trọng trong chương trình quản lý an toàn của hãng” - ông Phạm Ngọc Minh cho hay.
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không đang phát triển nhanh và năng động, xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hàng không đóng góp 6 tỷ USD cho GDP hàng năm của Việt Nam.
Tại cuộc Hội thảo “Hàng không: Chắp cánh tăng trưởng kinh tế và kết nối Việt Nam với thế giới” diễn ra mới đây, ông Tony Tyler - Tổng Giám đốc IATA cho biết: “Việt Nam là thị trường hàng không năng động và phát triển nhanh chóng.Trong giai đoạn 2008-2013, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng gần gấp 2 lần, tương đương với tỷ lệ 96%. Sự phát triển mạnh mẽ của hàng không sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, lĩnh vực hàng không cần được coi trọng như một ngành kinh tế chiến lược và cần được quan tâm đúng đắn. Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển vượt trội của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam với mạng lưới phát triển nhanh chóng và kế hoạch đầu tư lớn vào đội tàu bay hiện đại. Là thành viên của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam,Vietnam Airlines đang từng bước khẳng định thương hiệu trên toàn cầu”.
Theo IATA, ngành hàng không đóng góp 6 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam và tạo ra hơn 230.000 việc làm cho người dân trong giai đoạn 2008-2013. Trong 5 năm qua, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng thêm 96%. Riêng năm 2013, khoảng 4,6 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, trong đó 80% tổng số khách đã đóng góp hơn 5 tỉ đô la Mỹ cho ngành du lịch. Ước tính lĩnh vực hàng không đã đóng góp 1,7 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam trong năm 2012 dựa trên những hoạt động trực tiếp của các hàng hàng không, các sân bay. Còn tính cả chuỗi cung ứng hàng không mở rộng ước tính có thể đóng góp thêm được 2 tỉ đô la Mỹ cho GDP. Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, mặc dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển nhưng lại đóng góp 25% giá trị thương mại vận chuyển của Việt Nam qua đường hàng không.
Trong Chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải, Việt Nam sẽ có 26 sân bay vào năm 2020 và hiện đang trong quá trình phát triển mở rộng 2 sân bay căn cứ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng với sân bay quốc tế mới Long Thành sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2020.
Theo dự báo của IATA về ngành hàng không trong giai đoạn từ 2013 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải hàng không trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015.
Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines tin rằng thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippin hiện đang là 3,2 người dân/ghế. Tuy nhiên, để có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực thì cần có các giải pháp đồng bộ từ các nhà quản lý đến các hãng hàng không.
Những tín hiệu khả quan
Với sự xuất hiện của các hãng bay tư nhân, tỉ lệ hành khách đi máy bay đã tăng cao liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Tính riêng năm 2013, lượng khách nội địa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển đã tăng 21,5% so với năm trước đó. Riêng quý I/2014 con số này cũng tăng 21% so với cùng kỳ.
Chi phí vé máy bay rất hợp lý so với thu nhập của người dân, nhiều khi vé chỉ có giá vài ba trăm ngàn, mọi người đều có thể được đi máy bay. Ngành du lịch cũng nhờ hàng không mà phát triển và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Rõ ràng, nhờ sự hội nhập mở cửa mà ngành hàng không Việt đã có chuyển biến tích cực: người dân được hưởng nhiều lợi ích, dịch vụ cải thiện tốt hơn, giá vé thấp.
Tình hình kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp trong ngành cũng đang khơi dậy niềm tin từ phía thị trường. Mới đây, Vietjet đã công bố mức doanh thu hơn 3.800 tỉ đồng, nộp ngân sách gần 357 tỉ đồng và vận chuyển được gần 3 triệu hành khách trong 7 tháng đầu năm 2014.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đã khẳng định quyết tâm của Bộ thúc đẩy toàn ngành hàng không cùng phát triển: “Việt Nam đang mở cửa bầu trời. Chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ trong việc tái cơ cấu hàng không cũng chú ý phát triển hàng không giá rẻ vì chi phí phù hợp cho đa số người dân. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã chỉ đạo các cán bộ đi lại bằng hàng không giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Vì thế, sự phát triển của Vietjet đang thu hút sự quan tâm của đông đảo xã hội. Bộ Giao thông Vận tải trong thời gian tới sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách để giúp ngành hàng không và hàng không giá rẻ có được điều kiện tốt nhất để phát triển hơn nữa.
Theo ông Phạm Ngọc Minh điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn bay tuyệt đối và hoàn thiện chất lượng dịch vụ tới khách hàng, đặc biệt là nâng cao các chỉ số khai thác, đảm bảo đúng giờ. “Các hãng cần nhanh chóng đưa vào ứng dụng các chương trình quản lý an toàn của IATA và đạt chứng chỉ công nhận phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá về an toàn khai thác (IOSA). Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ IOSA từ năm 2006, liên tục được đánh giá định kỳ để gia hạn như là một phần quan trọng trong chương trình quản lý an toàn của hãng” - ông Phạm Ngọc Minh cho hay.