Trung Quốc nỗ lực với cuộc chiến chống tăng giá

Theo DDDN

Nhằm kiềm giữ giá cả hàng hóa tăng vọt, chính quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp tổng hợp, vừa cứng rắn vừa linh hoạt, trong đó có cả việc truy tìm những kẻ đầu cơ nâng giá.

Hôm 17/11/2010, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra thông báo khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhằm ổn định giá cả. Thậm chí, cơ quan chức năng sẽ can thiệp vào giá bán hàng hóa thiết yếu hàng ngày như các gạo, các loại hạt ngũ cốc, dầu ăn, đường và bông.

Lạm phát chưa hẳn là mối đe dọa với Trung Quốc nhưng giá tiêu dùng đã tăng đến 4,4% trong năm 2010 (tính đến tháng 10) thì đây là mức tăng giá nhanh nhất trong vòng hơn hai năm qua. Giá lương thực, vốn chiếm tới hơn một phần ba chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng rất mạnh. Các loại rau cũng lên giá ở mức một phần ba so với một năm trước. Ngay cả các loại hàng hóa nhập ngoại cũng bị ảnh hưởng và tăng giá đồng loạt. Do giá cả hàng hóa Trung Quốc tăng nên lòng tin của người tiêu dùng và chỉ số chứng khoán đang có xu hướng giảm sút. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm một phần mười kể từ khi các chỉ số lạm phát bắt đầu tăng.

Giá lương thực tăng có thể giải thích cho lạm phát của Trung Quốc nhưng điều gì xảy đứng sau sự tăng giá đó? Lũ lụt, bao gồm cả một trận lụt cực lớn ở vùng Hainan tháng trước đã làm phá hỏng mùa màng.

Hoàn cảnh kinh tế vĩ mô cũng đóng một vai trò quan trọng. Các ngân hàng của Trung Quốc có xu hướng quyết định vượt quá mức hạn định cho vay các khoản mới là 7,5 ngàn tỷ nhân dân tệ (bẳng 1,1 ngàn tỷ USD) năm 2010. Năm 2010, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã tăng mức yêu cầu dự trữ lên gấp bốn lần và nâng tỷ lệ lãi suất lên cao lần đầu tiên kể từ năm 2007. Nhưng không một hành động nào nói trên sẽ tác động nhiều để buộc các ngân hàng phải bơi trong các khoản tín dụng và cho vay nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, ở mức 15% một năm.

Và vì thế Chính phủ Trung Quốc đang phải dùng tới các biện pháp khác nhau nhằm che chở không để người tiêu dùng bị tổn thương, họ đã yêu cầu các chính quyền địa phương phải tăng khoản trợ cấp cho người thất nghiệp, tăng lương hưu và lương tối thiểu tương xứng với tốc độ lạm phát. Chính phủ Trung Quốc cũng hứa sẽ tăng việc chuyển bông từ vùng phía tây Xinjiang tới các tỉnh và cắt giảm giá điện, khí gas, phí vận chuyển giao thông cho các nhà sản xuất phân bón. Nhằm giữ cho người dân có đủ đường, hôm 22/11/2010, Trung Quốc sẽ bán ra 200.000 tấn đường.

Nếu các nguồn cung bổ sung không làm cho giá hàng hóa đi xuống, chính phủ có thể sẽ áp đặt các biện pháp cứng rắn như đã từng thực hiện năm 2008 khi mà dịch bệnh làm chết hàng loạt lợn nuôi của Trung Quốc. Khi đó, chính phủ sẽ yêu cầu những người bán thịt lợn, gạo, mì, dầu ăn và các loại mặt hàng chủ yếu khác phải xin phép cơ quan chức năng trước khi tăng giá bán.

Những biện pháp kiểm soát như vậy sẽ chứng tỏ quyết tâm và khả năng của chính phủ trong việc chống lạm phát. Nó có thể giúp cho người dân cảm thấy hy vọng vào việc kiềm chế giá cả hàng hóa.

Những nỗ lực trong việc kìm chế tăng giá tiêu dùng tại Trung Quốc như trên cũng là một bài học kinh nghiệm cho VN trong bối cảnh hiện nay.