VACPA: Hướng tới chuyên nghiệp, minh bạch

Văn Trường (Thực hiện)

(Tài chính) Trong 8 năm hình thành và phát triển, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) luôn chú trọng nâng cao trình độ kiểm toán viên (KTV) hành nghề và chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính doanh nghiệp… Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, Tài chính & Đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA.

Ông có th khái quát mt s thành công ni bt ca VACPA trong 8 năm qua?

VACPA: Hướng tới chuyên nghiệp, minh bạch  - Ảnh 1
Ông Bùi Văn Mai,
Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA
Trong suốt chặng đường 8 năm hình thành và phát triển, VACPA đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

Tính đến nay, số lượng hội viên của VACPA đã gần đạt 1.500 người, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 100 hội viên mới. Trong quá trình xây dựng và phát triển, VACPA luôn đặt vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các hội viên lên hàng đầu. VACPA quản lý trực tiếp từng hội viên, cập nhật thường xuyên các thông tin về sự biến động của hội viên kể cả chế tài xử phạt những người vi phạm trong suốt quá trình hành nghề. Hàng năm, Hội đều tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các hội viên, khuyến khích hội viên tham gia bằng việc giảm 50% phí cập nhật kiến thức, nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không thu phí...; cung cấp miễn phí các công cụ hỗ trợ nghề nghiệp, các dịch vụ tư vấn chuyên môn về kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính...

VACPA là thành viên Ban soạn thảo Luật Kiểm toán độc lập, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và tham gia với Bộ Tài chính nhiều văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Đồng thời, VACPA cũng xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán cho hội viên; kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán... Trong những năm qua, được sự ủy quyền của Bộ Tài chính, VACPA đã hoàn thành việc soạn thảo và trình Bộ Tài chính ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hệ thống chuẩn mực quốc tế do Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) công bố và phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý của Việt Nam; góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm toán, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bình quân mỗi năm, VACPA tổ chức từ 30 - 40 lớp đào tạo, cập nhật kiến thức (theo quy định bắt buộc của Luật) cho 1.500 - 1.600 KTV với trên 5.000 lượt người tham gia, bình quân mỗi KTV học 5 ngày để đảm bảo đủ 40 giờ/năm. Nội dung đào tạo luôn được cập nhật và đổi mới, tập trung phổ biến chính sách, chế độ mới về kế toán, kiểm toán, tài chính, luật pháp, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, cập nhật những kiến thức mới của thế giới, chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Hàng năm, VACPA tiến hành rà soát, xem xét, xác nhận đủ điều kiện hành nghề cho 1.400 KTV và 160 doanh nghiệp kiểm toán (DNKT). VACPA đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trong việc trao đổi thông tin; đổi mới việc quản lý thống nhất danh sách KTV hành nghề và DNKT theo chương trình phần mềm..., nhằm hạn chế tình trạng gian lận và thiếu minh bạch trong hành nghề kiểm toán. Đồng thời, tiến hành kiểm tra 30% các DNKT, kết hợp việc tự kiểm tra của các DNKT với việc tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp tại DN, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót khi lập báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán BCTC, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng BCTC, chất lượng kiểm toán BCTC...

Ngoài ra, VACPA đã ký Biên bản hợp tác với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, để phối hợp nâng cao chất lượng BCTC và kiểm toán BCTC, góp phần công khai, minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán; ký biên bản hợp tác với Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) và một số trường đại học; trở thành thành viên của Hiệp hội Kế toán châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) từ năm 2010; ký kết và thực hiện hợp tác có hiệu quả với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA), Hội Kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Hội Kế toán công chứng Singapore (ICPAS)...

Tính đến cuối năm 2012, toàn ngành Kiểm toán có 32.702 khách hàng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005... Doanh thu của các công ty kiểm toán năm 2012 đạt 3.977 tỷ đồng, gấp 6,4 lần năm 2005; nộp ngân sách đạt 587 tỷ đồng, gấp hơn 7,5 lần.

Theo VACPA

Bên cnh nhng kết qu nói trên, thi gian qua nhiu doanh nghip kim toán nh đã phi đối mt vi không ít khó khăn trong vic thu hp khong cách vi nhóm Big Four. Để hn chế tình trng này, các doanh nghip cn làm gì, thưa ông?

“Big Four” là 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới gồm: KPMG, Deloitte Touche Tohmatsu, PricewaterhouseCoopers (PwC) và Ernst & Young. Ở Việt Nam cũng có một vài DNKT Việt Nam có mô hình, tổ chức tương đối lớn, thua kém không nhiều các thành viên “Big Four” tại Việt Nam và chính những DNKT này đã cạnh tranh trực tiếp với 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề thu hẹp khoảng cách giữa các công ty kiểm toán ở Việt Nam với nhau và với nhóm “Big Four” vẫn là “bài toán” đang đi tìm lời giải. Theo tôi, trước mắt, để thu hẹp khoảng cách trên, các DNKT Việt Nam nên chú trọng tham gia xây dựng văn bản pháp luật theo hướng thuận lợi cho sự phát triển của DNKT Việt Nam, vì cơ sở phát triển của nghề kiểm toán ở Việt Nam chính là hệ thống văn bản pháp luật. Cùng với đó, các DNKT Việt Nam cần phải nâng cao quy mô, chất lượng KTV và làm thế nào để trở thành thành viên của các Hãng kiểm toán quốc tế khác (Việt Nam hiện có 24 công ty đã là thành viên của các Hãng kiểm toán quốc tế lớn khác ngoài nhóm “Big Four”).

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ KTV đạt trình độ quốc tế bằng cách khuyến khích các công ty gửi KTV đi dự các khóa đào tạo ở trong nước và nước ngoài, để đạt chứng chỉ hành nghề của ACCA, CPA Australia. Ngoài ra, hội viên cần tích cực tham gia Hội để nâng cao vai trò, chức năng, hoạt động của VACPA cũng chính là để giúp các DNKT Việt Nam duy trì và phát triển…

Như vy, mun nâng cao cht lượng dch v, đáp ng yêu cu ngày càng cao ca doanh nghip thì VACPA s tp trung vào nhng yếu t then cht nào?

Điều mà các DN và xã hội quan tâm nhất hiện nay là BCTC và thông tin tài chính của các doanh nghiệp, bao gồm các tổng công ty, tập đoàn kinh tế phải công khai, minh bạch, trung thực và chịu sự giám sát của xã hội. Thực hiện được điều trên đòi hỏi dịch vụ kiểm toán phải nâng cao chất lượng, trung thực trong hoạt động nghiệp vụ… Đây là những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng BCTC thông qua hoạt động tư vấn cũng như hoạt động kiểm toán BCTC của DN.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu minh bạch ngày càng cao, cần tập trung vào các khâu chủ yếu sau:

Mt là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Đây là khâu quan trọng nhất bởi vì tất cả các hoạt động xã hội trong đó có hoạt động kiểm toán đều được mở cửa bằng pháp luật và đều phải tuân thủ theo văn bản quy phạm pháp luật;

Hai là, tuyên truyền và phổ biến văn bản pháp luật tới các doanh nghiệp, KTV, các công ty kế toán và những người có liên quan trực tiếp đến việc lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý; thường xuyên nâng cao, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho các KTV…;

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để hỗ trợ DNKT phát triển cũng như để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm, đảm bảo sự bình đẳng trong việc tuân thủ pháp luật…

Xin cảm ơn ông!

 Bài đăng Tài chính & Đầu tư số 5 - 2013