VAMC dự kiến bắt đầu bán nợ xấu từ quý III
(Tài chính) Công ty Quản lý tài sản (VAMC) dự kiến bắt đầu bán nợ xấu của các ngân hàng trong quý III, tăng cường nỗ lực cải tổ các ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trao đổi với Bloomberg qua điện thoại, Phó Chủ tịch thường trực VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho biết, đến nay, VAMC đã mua khoảng 45 nghìn tỷ đồng (2,1 tỷ USD) nợ xấu và có kế hoạch mua thêm khoảng 15 nghìn tỷ đồng từ nay tới cuối tháng 6. Công ty quản lý tài sản VAMC được thành lập tháng 7 năm ngoái để mua lại nợ xấu và giúp các ngân hàng cho vay trở lại.
Không tiết lộ tổng số nợ đang được đánh giá và phân loại, ông Hùng cho biết VAMC dự kiến khoản nợ đầu tiên sẽ được bán trong tương lai gần, hy vọng là trong quý sau. "Chúng tôi đang lên danh sách các tài sản nợ đã được phân loại và sẽ giới thiệu công khai khi chúng tôi hoàn thành quá trình đánh giá", ông Hùng nói thêm rằng những người mua đầu tiên có thể là đối tác trong nước.
Các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế được Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm nay, năm thứ bảy liên tiếp tăng trưởng dưới 7%. Trong khi Ngân hàng Nhà nước đã hạ các lãi suất điều hành, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trở lại vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả việc thu hút những đối tác nước ngoài quan tâm tới nợ xấu, theo ông Hùng.
John Sheehan, giám đốc điều hành của công ty Capital Services Group khu vực Đông Nam Á tại Bangkok cho rằng, VAMC sẽ không thể bán nợ xấu gần với giá trị sổ sách. "Chúng tôi rất hào hứng tham gia nếu có một thị trường mở bán nợ xấu tại Việt Nam với một quy trình đấu giá minh bạch", ông Sheehan nói.
"Công việc của chúng tôi không chỉ là mua bán nợ, mà còn là hỗ trợ các doanh nghiệp khi chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", ông Hùng chia sẻ. VAMC có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, cho phép họ tiếp tục vay nhằm giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động và tiếp tục trả nợ.
Moody's Investors Services ước tính nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam tương đương khoảng 15% tổng mức tín dụng trong một thông báo tháng 2 vừa qua. Ngân hàng Nhà nước đã bác bỏ ước tính này, cho rằng nợ xấu đã giảm xuống 3,63% vào cuối năm 2013. Theo Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu và nợ tái cấu trúc chiếm khoảng 9% nợ toàn hệ thống vào cuối năm 2013.
Theo ông Hùng, VAMC đang thúc đẩy các đề xuất chi tiết để Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện những thay đổi cần thiết trong khuôn khổ pháp lý nhằm hình thành một thị trường nợ. "Những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở đây không chỉ là hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu, mà còn là làm hồi phục lại các doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế", ông Hùng nói.
Đại diện VAMC cũng tiết lộ đã nhận được nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu về các khoản nợ, tuy nhiên, đa số những nhà đầu tư này lại muốn làm bên trung gian. "Nếu có bất cứ đối tác nào thực sự muốn chi tiền để mua nợ hoặc bất cứ tài sản đảm bảo nào mà chúng tôi đang có, chúng tôi sẵn sàng thảo luận và tạo điều kiện", ông Hùng tuyên bố.
Không tiết lộ tổng số nợ đang được đánh giá và phân loại, ông Hùng cho biết VAMC dự kiến khoản nợ đầu tiên sẽ được bán trong tương lai gần, hy vọng là trong quý sau. "Chúng tôi đang lên danh sách các tài sản nợ đã được phân loại và sẽ giới thiệu công khai khi chúng tôi hoàn thành quá trình đánh giá", ông Hùng nói thêm rằng những người mua đầu tiên có thể là đối tác trong nước.
Các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế được Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm nay, năm thứ bảy liên tiếp tăng trưởng dưới 7%. Trong khi Ngân hàng Nhà nước đã hạ các lãi suất điều hành, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trở lại vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả việc thu hút những đối tác nước ngoài quan tâm tới nợ xấu, theo ông Hùng.
John Sheehan, giám đốc điều hành của công ty Capital Services Group khu vực Đông Nam Á tại Bangkok cho rằng, VAMC sẽ không thể bán nợ xấu gần với giá trị sổ sách. "Chúng tôi rất hào hứng tham gia nếu có một thị trường mở bán nợ xấu tại Việt Nam với một quy trình đấu giá minh bạch", ông Sheehan nói.
"Công việc của chúng tôi không chỉ là mua bán nợ, mà còn là hỗ trợ các doanh nghiệp khi chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", ông Hùng chia sẻ. VAMC có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, cho phép họ tiếp tục vay nhằm giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động và tiếp tục trả nợ.
Moody's Investors Services ước tính nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam tương đương khoảng 15% tổng mức tín dụng trong một thông báo tháng 2 vừa qua. Ngân hàng Nhà nước đã bác bỏ ước tính này, cho rằng nợ xấu đã giảm xuống 3,63% vào cuối năm 2013. Theo Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu và nợ tái cấu trúc chiếm khoảng 9% nợ toàn hệ thống vào cuối năm 2013.
Theo ông Hùng, VAMC đang thúc đẩy các đề xuất chi tiết để Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện những thay đổi cần thiết trong khuôn khổ pháp lý nhằm hình thành một thị trường nợ. "Những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở đây không chỉ là hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu, mà còn là làm hồi phục lại các doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế", ông Hùng nói.
Đại diện VAMC cũng tiết lộ đã nhận được nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu về các khoản nợ, tuy nhiên, đa số những nhà đầu tư này lại muốn làm bên trung gian. "Nếu có bất cứ đối tác nào thực sự muốn chi tiền để mua nợ hoặc bất cứ tài sản đảm bảo nào mà chúng tôi đang có, chúng tôi sẵn sàng thảo luận và tạo điều kiện", ông Hùng tuyên bố.