Việt Nam nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người
Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư cho con người và đạt nhiều thành tựu quan trọng và thực chất trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người. Mức sống của nhân dân ngày càng tăng và người dân Việt Nam được hưởng ngày càng nhiều quyền và tự do hơn. Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và việc tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.
Đặt quyền con người ở trung tâm của chính sách
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển đất nước. Sau 30 năm đổi mới, đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng dựa trên 3 trụ cột chính là: tăng trưởng bền vững; tiến bộ và công bằng xã hội; pháp quyền và quyền con người.
Chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm các quyền con người nêu trên được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước nhằm đáp ứng khát vọng của nhân dân một nước đã từng là thuộc địa được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản và từng bước bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân.
Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư cho con người và đạt nhiều thành tựu quan trọng và thực chất trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người. Mức sống của nhân dân ngày càng tăng và người dân Việt Nam được hưởng ngày càng nhiều quyền và tự do hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Trên thực tế, các thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội và việc tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.
Pháp luật Việt Nam đã thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được thừa nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người và các công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người của Liên Hợp quốc mà Việt Nam là thành viên. Hiên Việt Nam đang đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung các văn bản luật hiện hành về quyền con người để bảo đảm sự tương thích với Hiến pháp năm 2013. Cùng với đó, Việt Nam đã ban hành Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhằm bảo đảm mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
Tính đến hết năm 2017, Quốc hội đã sửa đổi và ban hành nhiều đạo luật liên quan đến quyền con người, trong đó có thể kể tới như: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi)…
Bảo đảm công bằng xã hội
Trong những năm qua, Nhà nước luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội để mọi người dân được hưởng thành quả của công cuộc phát triển. Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật…
Trong các năm (2014, 2015, 2016, 2017), mặc dù Chính phủ phải thắt chặt chi tiêu công trước những khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của kinh tế thế giới nhưng ngân sách nhà nước dành cho các chương trình an sinh xã hội vãn không bị cắt giảm, thậm chí còn tăng trong nhiều lĩnh vực, nhất là đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Cách tiếp cận và những thành tựu trong việc thực hiện những chính sách này của Việt Nam được đông đảo người dân ủng hộ và cộng đồng thế giới ghi nhận, đánh giá cao.
Thời gian qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Với vai trò đóng góp của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao, thể hiện qua việc các nước đã bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu cao.
Có thể khẳng định, Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định lại cam kết sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước và đóng góp một cách trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, sự minh bạch và vai trò của Hội đồng như một cơ chế quan trọng nhất trong hệ thống của Liên Hợp quốc về quyền con người.