Vinamilk xuất khẩu, chiến lược “miếng pho mát”

Theo Báo Công Thương

Thông tin Vinamilk xuất khẩu sữa, sữa chua với mức tăng trưởng ấn tượng khiến người tiêu dùng ngạc nhiên và tò mò.

Vinamilk xuất khẩu, chiến lược “miếng pho mát”
Các san phẩm sữa chua của Vinamilk. Nguồn: Internet

Chất lượng ngang tầm quốc tế

Thứ nhất là bất ngờ với các sản phẩm của Vinamilk lại có thể thâm nhập, cạnh tranh tại nhiều thị trường vốn nổi tiếng khó tính của thế giới. Thứ hai, vì sao Vinamilk lại “dấn thân” vào cuộc chơi xuất khẩu đầy khốc liệt trong khi thị trường trong nước vẫn còn mênh mang?
 
Không chỉ tiếp tục khẳng định vị trí số 1 tại Việt Nam, Vinamilk còn tạo được những bước đột phá mạnh mẽ khi xuất khẩu sang 26 thị trường trên thế giới. Ước tính, lượng sản phẩm xuất khẩu của Vinamilk chiếm 14% tổng sản lượng sản xuất và hoạt động này mang về cho Vinamilk doanh thu gần 180 triệu USD trong năm 2012. Năm 2011 con số này là 140, tăng 67,4% so với 2010. Trong đó, mặt hàng sữa chua của Vinamilk có mức tăng trưởng cao nhất năm 2012, tăng 99% so với năm 2011.

Thành tích trên không chỉ là niềm tự hào của riêng Vinamilk, mà dành cho cả ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam. Trước đây, dù có lạc quan mấy đi nữa cũng không ai dám nghĩ tới Việt Nam có thể xuất khẩu được sữa và sản phẩm sữa ra thế giới.
 
Để có được chỗ đứng ở các thị trường khó tính, yêu cầu trước tiên và tiên quyết với sản phẩm của Vinamilk là phải đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đại diện Vinamilk chia sẻ, Vinamilk thực hiện sản xuất theo quy trình hoàn toàn khép kín từ chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản, xử lý sữa và chế biến,... Đơn cử, ngoài đầu tư phát triển 5 trang trại với khoảng 8.000 con bò cho 90 tấn sữa/ngày, Vinamilk còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với tổng số 61.000 con, thu mua sản lượng 460 tấn sữa/ngày với mục tiêu đảm bảo chất lượng ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào.
 
Bên cạnh đó, thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam không ngừng hợp tác với các đơn vị gia danh tiếng,… Đến nay, Vinamilk đã hợp tác với 3 tập đoàn hàng đầu châu Âu để nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng, đặc biệt về công nghệ vi sinh là DSM và Tập đoàn Lonza đều đến từ Thụy Sĩ, và tập đoàn Chris Hansen (Đan Mạch) để cho ra mắt các sản phẩm đặc trưng như sữa chua ăn Probeauty, Vinamilk Probi,...
 
Đồng thời, việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại bậc nhất được Vinamilk chú trọng đầu tư. “Toàn bộ thiết bị sản xuất của nhà máy đều được trang bị từ châu Âu nên sản phẩm của Vinamilk được sản xuất theo quy trình tự động hóa và khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế từ công đoạn chế biến đến đóng gói”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Vinamilk, chia sẻ.
 
Nhờ đó, Vinamilk đã phát triển một danh mục toàn diện sản phẩm sữa chua nói riêng và các sản phẩm làm từ sữa với nhiều lợi ích không chỉ thiết thực cho người Việt Nam mà cả với người tiêu dùng thế giới vì sản phẩm của Vinamilk phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng của quốc tế. Đây cũng là lý giải cho những thắc mắc vì sao sản phẩm sữa và sữa chua của Vinamilk được các thị trường thế giới chấp nhận và có chỗ đứng vững chắc trong thời gian qua.
 
Khẳng định thương hiệu Việt
 
“Dừng lại thị trường trong nước là suy nghĩ của 10, hay 20 năm trước”, ông Khánh chia sẻ. “Việt Nam vẫn là miếng pho mát được Vinamilk đặt lên hàng đầu trong chiến lước phát triển, tuy nhiên, để trở thành một tập đoàn sữa đa quốc gia thì không thể thiếu hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế . Vinamilk luôn phải vươn tới các sản phẩm theo tiêu chuẩn của thế giới, điều đó cũng đồng nghĩa Vinamilk sẽ phục vụ người tiêu dùng trong nước những sản phẩm sữa, sữa chua ăn chất lượng quốc tế”.

http://ttol.vietnamnetjsc.vn/2013/06/04/09/06/vi2.jpg

Năm 2012, Vinamilk đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 180 triệu USD. Trong đó, mặt hàng sữa chua của Vinamilk có mức tăng trưởng cao nhất, với mức tăng 99% so với năm 2011


Như chúng ta đã biết, trong một thời gian dài, tâm lý của người tiêu dùng trong nước là chuộng và đề cao sản phẩm sữa ngoại vì chất lượng, thương hiệu. Giờ đây, Vinamilk xuất khẩu sữa và sữa chua trong nước ra nước ngoài chính là câu trả lời với người tiêu dùng trong nước về chất lượng sữa Việt Nam hiện nay. Đồng thời, chỉ có đi ra nước ngoài thì thương hiệu sữa Việt mới khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

 
Cũng có thể nhận thấy, việc xuất khẩu sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa chua ăn với mức tăng trưởng cao hiện tại, sẽ đóng góp quan trọng vào mục tiêu doanh thu của Vinamilk đạt 3 tỷ USD vào năm 2017. Chiến lược này thành công, khi đó, Vinamilk sẽ thuộc top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
 
Để phục vụ kế hoạch trên, năm 2013 Vinamilk tiếp tục đầu tư khoảng hơn 4.000 tỷ đồng xây dựng 2 siêu nhà máy mới. Hiện tại, Vinamilk cũng đã sở hữu 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 11 nhà máy sản xuất sữa tại Việt Nam với dây chuyền sản xuất hiện đại, mỗi ngày sản xuất và đưa ra thị trường hơn 18 triệu sản phẩm.