Vốn FDI đầu tư vào tam nông sụt giảm mạnh: Lợi thế đang dần... thất thế!
(Tài chính) Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào tam nông trong 4 tháng qua sụt giảm. Một doanh nghiệp (DN) lớn như Hoàng Anh Gia Lai cũng chọn Lào, Campuchia làm nơi đầu tư trồng mía, cao su...
Câu chuyện này cho thấy, nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng mất dần lợi thế cả với DN trong nước và các DN FDI...
Cơ chế còn bất cập
Sau khi đầu tư trồng hàng chục ngàn ha cao su, dầu cọ và mía đường trên đất Lào và Campuchia, cũng như bước đầu thu được lợi nhuận lớn từ lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai gần đây tiếp tục đầu tư trồng ngô.
Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai Nguyễn Văn Sự cho biết, trong năm 2013 và đầu 2014, diện tích gieo trồng ngô vào khoảng 5.000ha. Riêng trong niên vụ 2014, Tập đoàn có thể sẽ nâng diện tích lên từ 8.000 – 10.000ha. Hiện nay, tập đoàn này đã trồng hơn 70.000ha mía, bắp, cọ dầu và cao su phần lớn ở Lào, Campuchia và đang triển khai nuôi đàn bò sữa và thịt 100.000 con.
Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục xây dựng dự án khu phức hợp tại Myanmar có vốn đầu tư lên đến 440 triệu USD, 2 thủy điện 110 MW ở Lào… Điều gì khiến tập đoàn này đầu tư vào nông nghiệp ở các nước khác?
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này khẳng định: Cơ chế, chính sách thông thoáng và những ưu đãi là lý do để tập đoàn đầu tư sang Lào, Campuchia và nhiều nước khác.
"Ưu tiên số một của chúng tôi trong giai đoạn này là tập trung đầu tư lớn vào các ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, vì tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành này vượt trội so với lĩnh khác. Bước đầu tập đoàn đã đạt được kết quả rất khả quan” - ông Đức nói.
Trong khi đó, nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam lại không khỏi băn khoăn về các cơ chế chính sách và những ưu đãi của Việt Nam khi thu hút DN nói chung và DN FDI đầu tư về nông thôn.
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu một thực tế: Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay ngày càng khó tìm được diện tích đất phù hợp cho kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực lâm sản, chế biến gỗ và nhiều lĩnh vực khác nữa của sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó là tình trạng tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp.
Công ty TNHH Bourbon Tây Ninh từng là một ví dụ điển hình. DN này có tổng số vốn đầu tư 97 triệu USD và được phê duyệt 24.000ha đất trồng mía, nhưng khi đã đầu tư lắp đặt thiết bị có công suất phù hợp thì tỉnh thay đổi quy hoạch, diện tích mía chỉ còn 10.000ha. Trong kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo DN này bức xúc về cách làm tùy tiện trên đã đẩy nhà máy vào khủng hoảng thiếu nguyên liệu, dẫn đến sản xuất, kinh doanh bị đảo lộn và nhà máy buộc phải mua đường thô ở ngoài để sản xuất và cung cấp đường theo hợp đồng đã ký.
Thực tế, trong 4 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vốn sang các lĩnh vực xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông nghiệp chứ không đầu tư vào hoạt động sản xuất như trước đây. Đây là hướng đi thiếu bền vững trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và lành mạnh hóa thị trường kinh doanh nông sản của Việt Nam. Thực tế là các nhà đầu tư FDI rất e ngại đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ, mức độ rủi ro vì thiên tai, địch họa (mất mùa, hạn hán, lũ lụt…), thu hồi vốn chậm, cơ chế chính sách yếu kém, không nhất quán là trở ngại chính khiến họ không đầu tư vào lĩnh vực này. PGS., TS. Bùi Tất Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch-Đầu tư) nhìn nhận, việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam.
Xóa bỏ rào cản...
Để cải thiện việc thu hút FDI vào nông nghiệp, theo TS. Phan Hữu Thắng, một trong những việc cần làm ngay đó là phải có những điều tiết thích hợp trong chính sách nhằm khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông nghiệp theo những mục tiêu đã định. Cùng với đó, là các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng để giảm thiểu những khó khăn cho các DN. Ngoài ra, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao không chỉ là mong mỏi của riêng nhà đầu tư mà còn là của chính người nông dân hiện nay.
"Chúng ta đang sản xuất nông nghiệp một cách tự phát, nhỏ lẻ và manh mún… nên người nông dân thường xuyên chịu cảnh được mùa mất giá, mất mùa được giá. Và đây cũng chính là nút thắt lớn nhất của vấn đề e ngại trong việc đầu tư vào nông nghiệp của các nhà đầu tư mà chúng ta cần phải gỡ nó ra” - ông Thắng nhận định.
Còn TS. Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì cho rằng, Nhà nước sẽ phải ban hành những chính sách, những điều tiết thích hợp khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông nghiệp theo những mục tiêu đã định. Ví dụ, hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa tốt thì Nhà nước sẽ đầu tư hoặc xây dựng những mô hình hợp tác công tư, mô hình khuyến khích DN FDI đầu tư và thu phí dịch vụ… Ngoài ra cần có những chính sách miễn giảm thuế thích hợp để thu hút đầu tư công nghệ cao, nhất là khu vực FDI.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, tháo gỡ khó khăn để thu hút DN nói chung và DN FDI đầu tư vào nông nghiệp là trọng tâm của chúng ta. Ông Vinh hứa: Các cơ chế về tín dụng, lãi suất, đất đai sẽ được cải thiện... Nông dân có thể vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Cùng với đó là chính sách bảo hiểm nông nghiệp sẽ được mở rộng, áp dụng hình thức nông dân cho nhà đầu tư FDI thuê đất hoặc góp vốn bằng đất để cùng kinh doanh nông nghiệp. Các DN FDI đầu tư vào nông nghiệp sẽ có các chính sách ưu đãi ổn định và hoàn thiện hơn"- Bộ trưởng Vinh khẳng định.
Cơ chế còn bất cập
Sau khi đầu tư trồng hàng chục ngàn ha cao su, dầu cọ và mía đường trên đất Lào và Campuchia, cũng như bước đầu thu được lợi nhuận lớn từ lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai gần đây tiếp tục đầu tư trồng ngô.
Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai Nguyễn Văn Sự cho biết, trong năm 2013 và đầu 2014, diện tích gieo trồng ngô vào khoảng 5.000ha. Riêng trong niên vụ 2014, Tập đoàn có thể sẽ nâng diện tích lên từ 8.000 – 10.000ha. Hiện nay, tập đoàn này đã trồng hơn 70.000ha mía, bắp, cọ dầu và cao su phần lớn ở Lào, Campuchia và đang triển khai nuôi đàn bò sữa và thịt 100.000 con.
Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục xây dựng dự án khu phức hợp tại Myanmar có vốn đầu tư lên đến 440 triệu USD, 2 thủy điện 110 MW ở Lào… Điều gì khiến tập đoàn này đầu tư vào nông nghiệp ở các nước khác?
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này khẳng định: Cơ chế, chính sách thông thoáng và những ưu đãi là lý do để tập đoàn đầu tư sang Lào, Campuchia và nhiều nước khác.
"Ưu tiên số một của chúng tôi trong giai đoạn này là tập trung đầu tư lớn vào các ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, vì tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành này vượt trội so với lĩnh khác. Bước đầu tập đoàn đã đạt được kết quả rất khả quan” - ông Đức nói.
Trong khi đó, nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam lại không khỏi băn khoăn về các cơ chế chính sách và những ưu đãi của Việt Nam khi thu hút DN nói chung và DN FDI đầu tư về nông thôn.
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu một thực tế: Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay ngày càng khó tìm được diện tích đất phù hợp cho kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực lâm sản, chế biến gỗ và nhiều lĩnh vực khác nữa của sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó là tình trạng tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp.
Công ty TNHH Bourbon Tây Ninh từng là một ví dụ điển hình. DN này có tổng số vốn đầu tư 97 triệu USD và được phê duyệt 24.000ha đất trồng mía, nhưng khi đã đầu tư lắp đặt thiết bị có công suất phù hợp thì tỉnh thay đổi quy hoạch, diện tích mía chỉ còn 10.000ha. Trong kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo DN này bức xúc về cách làm tùy tiện trên đã đẩy nhà máy vào khủng hoảng thiếu nguyên liệu, dẫn đến sản xuất, kinh doanh bị đảo lộn và nhà máy buộc phải mua đường thô ở ngoài để sản xuất và cung cấp đường theo hợp đồng đã ký.
Thực tế, trong 4 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vốn sang các lĩnh vực xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông nghiệp chứ không đầu tư vào hoạt động sản xuất như trước đây. Đây là hướng đi thiếu bền vững trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và lành mạnh hóa thị trường kinh doanh nông sản của Việt Nam. Thực tế là các nhà đầu tư FDI rất e ngại đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ, mức độ rủi ro vì thiên tai, địch họa (mất mùa, hạn hán, lũ lụt…), thu hồi vốn chậm, cơ chế chính sách yếu kém, không nhất quán là trở ngại chính khiến họ không đầu tư vào lĩnh vực này. PGS., TS. Bùi Tất Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch-Đầu tư) nhìn nhận, việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam.
Xóa bỏ rào cản...
Để cải thiện việc thu hút FDI vào nông nghiệp, theo TS. Phan Hữu Thắng, một trong những việc cần làm ngay đó là phải có những điều tiết thích hợp trong chính sách nhằm khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông nghiệp theo những mục tiêu đã định. Cùng với đó, là các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng để giảm thiểu những khó khăn cho các DN. Ngoài ra, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao không chỉ là mong mỏi của riêng nhà đầu tư mà còn là của chính người nông dân hiện nay.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), tỷ lệ đầu tư FDI vào nông nghiệp trong 4 tháng đầu năm nay đạt chưa đến 0,3% tổng vốn FDI, thể hiện mức suy giảm mạnh so với tỷ lệ 1,5% từ trước đến nay.
"Chúng ta đang sản xuất nông nghiệp một cách tự phát, nhỏ lẻ và manh mún… nên người nông dân thường xuyên chịu cảnh được mùa mất giá, mất mùa được giá. Và đây cũng chính là nút thắt lớn nhất của vấn đề e ngại trong việc đầu tư vào nông nghiệp của các nhà đầu tư mà chúng ta cần phải gỡ nó ra” - ông Thắng nhận định.
Còn TS. Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì cho rằng, Nhà nước sẽ phải ban hành những chính sách, những điều tiết thích hợp khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông nghiệp theo những mục tiêu đã định. Ví dụ, hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa tốt thì Nhà nước sẽ đầu tư hoặc xây dựng những mô hình hợp tác công tư, mô hình khuyến khích DN FDI đầu tư và thu phí dịch vụ… Ngoài ra cần có những chính sách miễn giảm thuế thích hợp để thu hút đầu tư công nghệ cao, nhất là khu vực FDI.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, tháo gỡ khó khăn để thu hút DN nói chung và DN FDI đầu tư vào nông nghiệp là trọng tâm của chúng ta. Ông Vinh hứa: Các cơ chế về tín dụng, lãi suất, đất đai sẽ được cải thiện... Nông dân có thể vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Cùng với đó là chính sách bảo hiểm nông nghiệp sẽ được mở rộng, áp dụng hình thức nông dân cho nhà đầu tư FDI thuê đất hoặc góp vốn bằng đất để cùng kinh doanh nông nghiệp. Các DN FDI đầu tư vào nông nghiệp sẽ có các chính sách ưu đãi ổn định và hoàn thiện hơn"- Bộ trưởng Vinh khẳng định.