Xuất khẩu lao động: Chất lượng vẫn là hạn chế
(Tài chính) Năm 2013 được coi là một năm không mấy thành công của ngành xuất khẩu (XK) lao động khi một số thị trường lao động truyền thống của Việt Nam như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đều có sự sụt giảm về số lượng lao động XK. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm kiếm những thị trường mới có tiềm năng đang là mục tiêu đặt ra hàng đầu cho ngành XK lao động.
Lép vế
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản khiến cho mục tiêu XK lao động năm 2013 không đạt là do chúng ta chỉ tập trung vào số lượng mà quên chất lượng. Chúng ta mới cung ứng lao động phổ thông, thiếu kỹ năng chứ chưa cung ứng lao động chất lượng cao. Điều này không chỉ khiến cho thu nhập của người lao động thấp mà còn đẩy họ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với lao động của các nước trong khu vực. Hệ quả là lao động Việt Nam dường như đang lép vế trước lao động Trung Quốc và Indonesia...
Bên cạnh đó, vì chỉ tập trung chạy theo chỉ tiêu đặt ra mà chúng ta khó có thể phát triển sang các thị trường khác mà ở đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, được đào tạo bài bản và quan trọng hơn cả là chúng ta đang thiếu một chiến lược, kế hoạch cụ thể cho hoạt động XK lao động.
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, xét trên mặt bằng lương tối thiểu theo quy định, lao động tại Việt Nam vẫn có giá thành rẻ với mức trung bình dưới 50 USD/tháng, thấp hơn Jakarta (Indonesia) và Bắc Kinh (Trung Quốc) hơn 50 USD/tháng và bị Manila (Philippines) bỏ xa, với trung bình khoảng 140 USD/tháng.
Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam gần như thấp nhất, chỉ cao hơn của Lào. Mức chi phí trên là mức lương dành cho lao động không lành nghề, chủ yếu cho các ngành cần nhiều lao động như da giầy và dệt may. Tuy nhiên, chính những yếu tố như: năng suất thấp và tính kỷ luật không cao của công nhân Việt Nam đã mang lại những hiệu quả ngược đối với lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực được coi là giá rẻ của lao động Việt Nam.
Tại hội thảo “Xuất khẩu lao động Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” diễn ra tại Hà Nội ngày 13/11, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện lương kỹ sư và quản lý bậc trung của Việt Nam đều cao hơn lao động đến từ Indonesia và Trung Quốc cho thấy tình trạng thiếu các nhân công quản lý và kỹ thuật có chất lượng.
Chi phí cho người quản lý cao cấp tại Việt Nam thậm chí còn lọt vào “top” những nước đứng đầu do bị đánh thuế thu nhập ở mức cao nhất trong khu vực. (Mức thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam là 65% trong khi mức tối đa áp dụng cho lao động nước ngoài ở các nước khác trong khu vực chỉ là 50%). Trong khi đó, hầu hết các thị trường đều có xu hướng giảm về lượng tăng về chất, nhu cầu về lao động phổ thông sẽ dần ít đi thay thế vào đó là lao động có kĩ năng, được đào tạo bài bản.
Triển vọng từ thị trường mới
Bên cạnh đó, vì chỉ tập trung chạy theo chỉ tiêu đặt ra mà chúng ta khó có thể phát triển sang các thị trường khác mà ở đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, được đào tạo bài bản và quan trọng hơn cả là chúng ta đang thiếu một chiến lược, kế hoạch cụ thể cho hoạt động XK lao động.
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, xét trên mặt bằng lương tối thiểu theo quy định, lao động tại Việt Nam vẫn có giá thành rẻ với mức trung bình dưới 50 USD/tháng, thấp hơn Jakarta (Indonesia) và Bắc Kinh (Trung Quốc) hơn 50 USD/tháng và bị Manila (Philippines) bỏ xa, với trung bình khoảng 140 USD/tháng.
Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam gần như thấp nhất, chỉ cao hơn của Lào. Mức chi phí trên là mức lương dành cho lao động không lành nghề, chủ yếu cho các ngành cần nhiều lao động như da giầy và dệt may. Tuy nhiên, chính những yếu tố như: năng suất thấp và tính kỷ luật không cao của công nhân Việt Nam đã mang lại những hiệu quả ngược đối với lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực được coi là giá rẻ của lao động Việt Nam.
Tại hội thảo “Xuất khẩu lao động Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” diễn ra tại Hà Nội ngày 13/11, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện lương kỹ sư và quản lý bậc trung của Việt Nam đều cao hơn lao động đến từ Indonesia và Trung Quốc cho thấy tình trạng thiếu các nhân công quản lý và kỹ thuật có chất lượng.
Chi phí cho người quản lý cao cấp tại Việt Nam thậm chí còn lọt vào “top” những nước đứng đầu do bị đánh thuế thu nhập ở mức cao nhất trong khu vực. (Mức thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam là 65% trong khi mức tối đa áp dụng cho lao động nước ngoài ở các nước khác trong khu vực chỉ là 50%). Trong khi đó, hầu hết các thị trường đều có xu hướng giảm về lượng tăng về chất, nhu cầu về lao động phổ thông sẽ dần ít đi thay thế vào đó là lao động có kĩ năng, được đào tạo bài bản.
Triển vọng từ thị trường mới
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào và Campuchia cũng đang được đánh giá là điểm đến của lao động trình độ cao, cạnh tranh ở các ngành thế mạnh của Việt Nam như: kỹ sư nông nghiệp, hóa chất, dược liệu.
Tại Campuchia, Lào, lao động kỹ thuật và quản lý các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính ngân hàng đang có nhu cầu khá lớn với mức thu nhập trung bình từ 15 - 23 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, một số thị trường khác tại Trung Đông và Bắc Phi cũng đang có nhu cầu lớn về đội ngũ chuyên gia. Hiện, có 80 chuyên gia giáo dục làm việc tại các cơ sở đào tạo của Angola, 200 chuyên gia y tế làm việc tại Algeria, Mozambique và Angola, 65 chuyên gia nông nghiệp làm việc tại một số quốc gia châu Phi trong khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Việt Nam - FAO và các nước này.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp XK lao động cũng đã tìm hiểu và ký kết hợp đồng để đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại một số thị trường mới ở châu Âu như Slovakia, Bungaria, Rumania, Ba Lan... là những nơi cần lao động có nghề, được đánh giá cao về điều kiện làm việc, sinh hoạt tốt, thu nhập cao và có triển vọng phát triển nếu Việt Nam có nguồn lao động phù hợp.
Tuy nhiên, do một số khó khăn như yêu cầu chất lượng lao động (ngoại ngữ, tay nghề...) và khâu thủ tục xin visa, nên hiện mới chỉ có một số doanh nghiệp đưa được lao động sang các thị trường này.
Có thể thấy, tuyển dụng lao động kỹ thuật, thợ bậc cao và lao động quản lý thuộc các lĩnh vực ở các thị trường mới là một trong những định hướng trong XK lao động là hướng đi mà các cơ quan quản lý XK lao động cần hướng tới.
Đây cũng được xem là một bước đổi mới cần thiết khi các thị trường truyền thống đã bão hòa và người lao động cần tiếp xúc với những thị trường có nhiều triển vọng hơn về điều kiện làm việc và thu nhập.