Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiệu quả, Việt Nam cần phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực về FTA một cách bài bản, kịp thời.
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ để Việt Nam có thể tăng lợi thế cạnh tranh và tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học - công nghệ cùng nhiều giải pháp thực hiện ngày càng đồng bộ, toàn diện, từng bước đưa đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Phát triển nguồn nhân lực (NNL) trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhiều nhà khoa học quan tâm. Cho đến nay, các nghiên cứu về NNL trên thế giới cũng như ở trong nước được tiếp cận khá phong phú dưới nhiều góc độ khác nhau. Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay về NNL là tiếp cận ở góc độ phát triển NNL. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu về phát triển NNL của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó phát hiện khoảng trống nghiên cứu về phát triển NNL ở nước ta.
Hiện nay, các nền kinh tế trên thế giới đều đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, kéo dài. Suy thoái kinh tế toàn cầu và sự thay đổi về nhu cầu của thị trường lao động, do xu hướng việc làm thay đổi được coi là những nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi là một quốc gia có tốc độ mở cửa, hội nhập được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới. Nghiên cứu này làm rõ xu hướng việc làm và yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực trên thế giới, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của giai đoạn mới.
Phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số là thực tiễn tất yếu, đưa kinh tế - xã hội phát triển, đem đến cho con người một cuộc sống mới, hiện đại hơn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng là một trong các lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số, là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác tiến tới công cuộc đổi mới. Điều này trở thành một thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng.
Được thành lập vào tháng 12/2003, Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) là trường đại học công lập đầu tiên sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong việc đào tạo giảng dạy và nghiên cứu. Trường Đại học Quốc tế hiện có hơn 10.000 sinh viên và gần 600 học viên, nghiên cứu sinh sau đại học.
Phát triển nguồn nhân lực về kế toán - kiểm toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tài chính đặt ra Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết trao đổi về thực trạng nguồn nhân lực kế toán kiểm toán, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực về kế toán - kiểm toán, góp phần thực hiện thành công Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, phát triển doanh nghiệp bền vững, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp logistics muốn thành công trong thời đại 4.0 cũng phải linh hoạt thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới theo hướng chuyển đổi số như một xu hướng tất yếu. Để quá trình chuyển đổi số thành công và hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu là con người. Nghiên cứu này thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển nhân lực logistics thúc đẩy quá trình số hóa tại doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ ở Việt Nam, đồng thời áp dụng mô hình AHP (phương pháp phân tích thứ bậc) để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu này.
Một trong các mục tiêu lớn của Việt Nam đến năm 2025 là 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đây là giai đoạn khẩn trương để đào tạo và phát triển nguồn lực số liên tục đáp ứng cho toàn bộ các doanh nghiệp và các cơ quan bộ, ban, ngành, giúp chuẩn bị cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực số của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này trong tương lai.
Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số ra đời dần thay thế cho các khu vực kinh tế truyền thống đòi hỏi cơ cấu lao động phải có những biến đổi phù hợp. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia, địa phương khác nhau được triển khai theo nhiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Bài viết nghiên cứu thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số của Singapore, Thái Lan và 2 địa phương ở Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, từ đó rút ra một số kinh nghiệm để xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở tỉnh Thái Nguyên.