17 lô hàng nông, thủy sản Việt bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do chứa các chất vượt mức

Theo Hải Đăng/nhadautu.vn

17 lô hàng của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

 17 lô hàng nông, thủy sản Việt bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do chứa các chất vượt mức. Ảnh minh họa
17 lô hàng nông, thủy sản Việt bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do chứa các chất vượt mức. Ảnh minh họa

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU vừa cho biết, trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng ( RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

1

Danh sách 9 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

3

Danh sách 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

EU được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là thị trường khó tính, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói.

Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa sang EU

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ 1/1/2019, Việt Nam chính thức tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system - the REX system) khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam.

Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - REX, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu).

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Với việc tham gia REX, những lô hàng có giá trị dưới 6.000 Euro, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không cần đăng ký REX. Đối với lô hàng xuất khẩu có giá trị từ 6.000 Euro trở lên, nhà xuất khẩu phải đăng ký REX với cơ quan thẩm quyền của nước hưởng lợi trên nền hệ thống dữ liệu theo yêu cầu của EC tại địa chỉ: https://custom.ec.europa.eu/rex-pa-ui. Nhà xuất khẩu thực hiện REX trên bất kỳ chứng từ thương mại nào xuất trình cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.