30 doanh nghiệp lớn Việt Nam sang Nhật “gọi vốn” đầu tư
(Tài chính) Ngày 25/4/2014, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam với tên gọi “Việt Nam - điểm đến của nhà đầu tư Nhật Bản” đã được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì, cùng nhiều lãnh đạo ngành tài chính và hơn 30 doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham dự.
Về phía Nhật Bản, gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản tham dự, trong đó có đại diện nhiều tổ chức đầu tư uy tín lớn, như Tập đoàn SBI, Sumitomo, Daiwa, Misubishi, Mizuho, Normura, Resona, JP Morgan, Aizawa...
Hội nghị tập trung vào hai chủ đề chính là “Đối thoại chính sách: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế” và “Thị trường chứng khoán Việt Nam - điểm đến cho các nhà đầu tư Nhật Bản”.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn lên đến 35,4 tỷ USD. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Nhật Bản năm 2013 đạt 25,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 2 tỷ USD.
Trong 20 năm qua, Nhật Bản cũng là quốc gia tài trợ vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên đến hơn 21 tỷ USD, trong đó tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Hầu hết các tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản đã có sự hiện diện tại Việt Nam.
Số lượng tài khoản của nhà đầu tư Nhật Bản hiện cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, 40% trong tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt chú trọng công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của khối doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cũng theo Bộ trưởng, các vấn đề pháp lý, chính sách nhằm đẩy nhanh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã và đang được hoàn chỉnh, Chính phủ đã chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước xây dựng và triển khai đúng lộ trình cổ phần hóa.
Theo đó, từ nay đến hết năm 2015, Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang tìm nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa ngay trong năm nay.
Cũng theo ông Dũng, trong quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong thời gian tới Việt Nam đang nghiên cứu rà soát danh mục các ngành nghề, những lĩnh vực nào không thuộc lĩnh vực chuyên ngành có hạn chế thì mở rộng sự tham gia của bên nước ngoài theo cam kết WTO.
Để thu hút dòng vốn ngoại, Bộ trưởng Dũng cho biết, Việt Nam đang tiến hành sửa Luật Đầu tư, đồng thời cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần, giảm tỷ lệ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại các tập đoàn, tổng công bao gồm cả ngân hàng xuống không quá 65%. Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét việc nới rộng tỷ lệ đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng, với sự tham gia đoàn công tác của nhiều doanh nghiệp lớn sắp cổ phần hóa, sự kiện này nhằm kết nối các nhà đầu tư tiềm năng Nhật Bản, với các cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa, tăng vốn, tìm nhà đầu tư chiến lược.
Về phía Nhật Bản, gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản tham dự, trong đó có đại diện nhiều tổ chức đầu tư uy tín lớn, như Tập đoàn SBI, Sumitomo, Daiwa, Misubishi, Mizuho, Normura, Resona, JP Morgan, Aizawa...
Hội nghị tập trung vào hai chủ đề chính là “Đối thoại chính sách: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế” và “Thị trường chứng khoán Việt Nam - điểm đến cho các nhà đầu tư Nhật Bản”.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn lên đến 35,4 tỷ USD. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Nhật Bản năm 2013 đạt 25,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 2 tỷ USD.
Trong 20 năm qua, Nhật Bản cũng là quốc gia tài trợ vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên đến hơn 21 tỷ USD, trong đó tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Hầu hết các tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản đã có sự hiện diện tại Việt Nam.
Số lượng tài khoản của nhà đầu tư Nhật Bản hiện cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, 40% trong tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt chú trọng công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của khối doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cũng theo Bộ trưởng, các vấn đề pháp lý, chính sách nhằm đẩy nhanh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã và đang được hoàn chỉnh, Chính phủ đã chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước xây dựng và triển khai đúng lộ trình cổ phần hóa.
Theo đó, từ nay đến hết năm 2015, Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang tìm nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa ngay trong năm nay.
Cũng theo ông Dũng, trong quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong thời gian tới Việt Nam đang nghiên cứu rà soát danh mục các ngành nghề, những lĩnh vực nào không thuộc lĩnh vực chuyên ngành có hạn chế thì mở rộng sự tham gia của bên nước ngoài theo cam kết WTO.
Để thu hút dòng vốn ngoại, Bộ trưởng Dũng cho biết, Việt Nam đang tiến hành sửa Luật Đầu tư, đồng thời cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần, giảm tỷ lệ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại các tập đoàn, tổng công bao gồm cả ngân hàng xuống không quá 65%. Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét việc nới rộng tỷ lệ đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng, với sự tham gia đoàn công tác của nhiều doanh nghiệp lớn sắp cổ phần hóa, sự kiện này nhằm kết nối các nhà đầu tư tiềm năng Nhật Bản, với các cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa, tăng vốn, tìm nhà đầu tư chiến lược.