40 năm cải cách nền kinh tế Trung Quốc và những định hướng tiếp theo
Ngày 18/12/2018 là dịp kỷ niệm 40 cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc, đánh dấu những những thành tựu đáng kể của Trung Quốc về kinh tế, cũng như những thách thức lớn mà nước này đã và đang phải đối mặt. Đặc biệt hơn, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những ảnh hưởng của nó cũng đáng được nhắc đến trong chặng đường này.
Sau 40 năm kể từ khi cựu lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình thực thi chính sách cải cách và mở cửa mang tính lịch sử, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, với tốc độ trung bình hàng năm là 9,3% và tỷ trọng GDP của toàn bộ nền kinh tế của nước này trên toàn cầu đã tăng từ 1,8% lên 15%.
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trong nhiều năm qua, chỉ đứng sau Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã đạt được sự “tự cung tự cấp” về lương thực, thành công trong việc đưa gần 800 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo tuyệt đối. Đây được xem như là một phép lạ trong việc giảm nghèo trong lịch sử. Dự trữ ngoại hối, năng lực sản xuất và khối lượng thương mại quốc tế hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới.
Trung Quốc cũng đã chứng minh được sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa mạnh mẽ với những sự thật không thể chối cãi; đạt được những bước tiến quyết định trên hành trình làm giàu đất nước; xây dựng các khu kinh tế; gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; tăng sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Quốc đến các nước trên thế giới; tăng cường đáng kể quản lý sinh thái và môi trường…
Tuy nhiên, hạn chế vẫn luôn song hành…
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Trung Quốc cũng đang tích luỹ nhiều vấn đề xã hội, như: nạn tham nhũng ở mức cảnh báo; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng; hệ thống an sinh xã hội thiếu sót; bong bóng tài sản đang đứng trước nguy cơ bùng nổ; nguồn lực về giáo dục và y tế được phân bổ không công bằng.
Về mặt chính trị, Trung Quốc đang bị chỉ trích cho sự độc đoán và không có dân chủ của mình, nơi quyền con người không được tôn trọng, và sự kiểm soát truyền thông đang ngày càng tăng lên.
Trong bối cảnh Trung Quốc đã cởi mở hơn nhiều trong nhiều lĩnh vực so với 40 năm trướcm hệ thống chính trị của nước này vẫn chưa trở nên gần gũi hơn với nền dân chủ tự do mà các nước phương Tây đang mong đợi.
Trung Quốc giờ đây đang ở kỷ nguyên mới của Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư tưởng về “Chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” được xem là học thuyết tối cao. Vào tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã sửa đổi hiến pháp, dỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch; “sự lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đặc trưng xác định cho tư tưởng Chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc đã được đưa vào hiến pháp một cách rõ ràng và “để đạt được dự trẻ hóa tuyệt vời của quốc gia” được xác định là mục tiêu quốc gia cuối cùng. Trong hiến pháp được sửa đổi này, “kiên trì cải cách và mở cửa nền kinh tế với thế giới” được giữ lại.
Rõ ràng là, Trung Quốc sẽ tiếp tục sự cải cách và mở cửa nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cũng đã nhiều lần hứa rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ đóng cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, mong muốn và động lực của Trung Quốc để thúc đẩy cải cách và mở cửa hơn nữa đã bị suy yếu đáng kể do sự cản lại từ các lợi ích được đảm bảo bất di bất dịch.
Trùng hợp hơn, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn một lần nữa, đó là cuộc chiến thương mại và tiềm năng có thể trở thành chiến tranh lạnh với Mỹ do tổng thống Donald Trump lãnh đạo. Cụ thể, nhà lãnh đạo đứng đầu Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với số hàng hóa trị giá trăm tỷ USD của Trung Quốc, yêu cầu nước này phải mở rộng cửa hơn.
Định hướng mở cửa kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình
Tính đến nay, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã thực sự gây ra nhiều rắc rối cho Trung Quốc về kinh tế, thương mại và cả chính trị. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, cuộc chiến thương mại cũng đã buộc Trung Quốc phải mở cửa hơn nữa và thực hiện những cải cách sâu sắc hơn.
Trong Hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài; tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực đầu tư và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, để đảm bảo một thoả thuận ngừng bắn vĩnh viễn trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã hứa sẽ có những nhượng bộ đáng kể với Mỹ.
Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc hiện có “4 sự tự tin”, về: con đường riêng tự chọn; lý thuyết hướng dẫn; hệ thống chính trị và văn hóa. Trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ cởi mở hơn với thế giới nhưng không thể hi vọng rằng, nước này sẽ trở thành một phương Tây khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định rằng, sự thành công mà Trung Quốc có được trong vòng 40 năm qua là do nước này đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản với tư tưởng “Chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc”
Ông cũng nhấn mạnh rằng, con đường “cải cách và mở cửa” nền kinh tế trong tương lai còn nhiều khó khăn và thử thách. Do đó, Trung Quốc cần phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện, góp phần thúc đẩy mở cửa và hợp tác quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới.