7 câu tuyệt đối đừng “lỡ lời” nơi công sở
Dưới đây là 7 câu nói cần tránh trong quá trình giao tiếp tại công sở bởi vì những lời nói này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân mà còn có thể làm tổn thương người xung quanh.
Một lời nói thốt ra giống như viên đá ném xuống mặt hồ phẳng lặng. Hòn đá đã khuất khỏi tầm mắt nhưng những gợn sóng mà nó tạo ra vẫn lan dài và còn mãi…
Chỉ một câu nói vô tâm có thể là mồi lửa cho những trận chiến hay rạn nứt trong quan hệ đồng nghiệp sau này.
Chúng ta thường nghe mọi người ví von công sở như một xã hội thu nhỏ với những con người có tính cách, sở thích và quan điểm khác biệt. Cũng vì thế, những bất đồng và tranh cãi là điều khó tránh khỏi trong quá trình làm việc.
Một vài câu nói trong lúc vô tâm và giận dữ lại có thể là mồi lửa cho những trận chiến hay rạn nứt trong quan hệ đồng nghiệp sau này. Do đó, các bạn cần tránh 7 câu nói bên dưới trong quá trình giao tiếp tại công sở:
"Cái này dễ vậy mà em làm không được sao?"
Hãy đặt mình vào trường hợp của người nghe, bạn sẽ cảm giác gì? Ngoài cảm giác tổn thương, còn là sự ức chế khi thấy mình bị coi thường và đánh giá thấp.
Mỗi người có khả năng khác biệt nhau, nên đừng lấy chuẩn mực về "dễ" và "khó" của mình để đánh giá đồng nghiệp.
"Đó không phải là việc của tôi"
Đừng để lại một câu nói cụt ngủn thiếu trách nhiệm như thế này khiến hình ảnh cá nhân bạn trở nên xấu đi trong mắt người khác.
Đây là câu nói mà những người thành công luôn tránh. Vì nó không chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp và còn khiến hình ảnh cá nhân bạn trở nên xấu đi trong mắt người khác.
Nếu bạn bị yêu cầu làm công việc không đúng nguyên tắc, hãy giải thích và từ chối nó. Đừng để lại một câu nói cụt ngủn thiếu trách nhiệm như thế này.
"Tôi thấy anh/chị có làm gì đâu mà than bận?"
Mỗi người trong công sở sẽ có công việc khác nhau. Cách thức họ làm việc như thế nào là do họ quyết định, điều quan trọng là họ vẫn hoàn thành được mục tiêu.
Nếu bạn thấy đồng nghiệp mình rãnh rỗi, không có nghĩa là họ lười biếng mà trái lại, họ có thể biết cách làm việc hiệu quả và quản lý được thời gian hợp lý. Đừng bao giờ thể hiện sự coi thường đối với bất kỳ ai khi bạn chưa biết rõ về công việc của họ.
"Đây không phải là lỗi của tôi"
Khi có vấn đề xảy ra, hãy tìm cách khắc phục nó chứ không phải là tranh cãi để tìm ra lỗi thuộc về phần ai.
Hãy tưởng tượng, bạn đang làm việc cho một dự án và một người trong nhóm lỡ mắc phải sai lầm. Ngay khi sếp hỏi đến, bạn lập tức "dậy sóng" và nói đó không phải là lỗi của mình.
Cảm giác của đồng nghiệp cùng nhóm của bạn sẽ như thế nào? Và đổ lỗi có giúp cho công việc được hoàn thành tốt hơn không? Khi có vấn đề xảy ra, hãy tìm cách khắc phục nó chứ không phải là tranh cãi để tìm ra lỗi thuộc về phần ai.
"Anh thấy em không có năng lực"
Không cần giải thích nhiều. Đây là câu nói có thể mang đến những rạn nứt sâu sắc trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp.
Không ai muốn bị coi thường nên hãy đặt mình vào vị trí người nghe trước khi thốt ra những lời nói tiêu cực như trên.
"Trời ơi! Ý tưởng gì mà chán thế!"
Việc chê bai ngay lập tức ý tưởng của đồng nghiệp khiến bạn thành người không có tính xây dựng mà còn làm tổn thương người xung quanh.
Không có quy tắc chuẩn mực nào trong việc đánh giá một ý tưởng là tốt hay xấu. Việc chê bai ngay lập tức không mang tính xây dựng mà chỉ làm tổn thương người xung quanh.
Thêm vào đó, có những ý tưởng điên rồ nhất nhưng vẫn đạt được thành công. Vì vậy, đừng đánh giá điều gì quá vội vàng.
"Cô được trả lương để làm việc này!"
Câu nói tuyệt đối nên tránh trong mọi trường hợp. Khi nhân viên cấp dưới hay đồng nghiệp không đồng ý về công việc được bàn giao, điều chúng ta cần là đưa ra lý lẽ hợp lý và thuyết phục họ làm việc chứ không phải bắt ép họ.
Một công việc xuất phát từ ý định "muốn" làm và "bị ép" làm chắc chắn sẽ có những kết quả với chất lượng khác nhau.
Đối với nhiều người, văn phòng giống như một ngôi nhà thứ hai vì thời gian đi làm còn nhiều hơn chúng ta ở nhà. Và để xây dựng một môi trường làm việc vui vẻ, hãy "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", vì "lời nói đâu có mất tiền mua".