Ấn Độ cấm tiền điện tử: Liệu có phải bước đi đúng đắn?
Những nỗ lực trước đây của Ấn Độ nhằm kiểm soát tiền tệ chưa giải quyết được thực trạng đói nghèo của người dân, mà còn ngăn cản các công ty của quốc gia này cạnh tranh trên toàn cầu. Việc ban hành lệnh cấm tiền ảo dường như đây cũng không phải giải pháp tốt cho tình trạng hiện nay của nước này.
"Không nên trả giá hai lần cho cùng một sai lầm"
Đây không phải là lần đầu Ấn Độ nỗ lực đưa ra giải pháp nhằm kiểm soát tiền tệ. Tuy nhiên, lần này, lệnh cấm thậm chí còn ít có khả năng thành công hơn và sẽ kéo theo hậu quả tàn khốc hơn bao giờ hết đối với quốc gia này.
Trước đó, trong những năm 1970 và 1980, người Ấn Độ chỉ được giữ ngoại tệ khi có mục đích cụ thể và có giấy phép từ ngân hàng trung ương. Những người vi phạm thường bị phạt hành chính hoặc thậm chí ngồi tù lên đến bảy năm.
Còn đối với hàng nhập khẩu, Ấn Độ yêu cầu nhiều loại giấy phép phức tạp. Nhà sáng lập công ty đa quốc gia Infosys, Narayana Murthy đã phải chi khoảng 25.000 USD (bao gồm cả hối lộ) để thực hiện 50 chuyến đi đến Delhi trong vòng 3 năm, chỉ để xin phép nhập khẩu một máy tính trị giá 150.000 USD.
Ngoài ra, vì bất kỳ khoản ngoại hối nào mà công ty kiếm được đều thuộc về Chính phủ, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RIB) sẽ chỉ cấp cho Infosys một nửa thu nhập của công ty này để chi tiêu cho chi phí kinh doanh ở nước ngoài.
Ngay cả những người bán giày Nike và loa Sony cũng bị bắt vì tội buôn lậu, chính sách này đã làm nghèo người Ấn Độ và khiến các công ty Ấn Độ không thể cạnh tranh trên toàn cầu. Đáng chú ý, khu vực công nghệ thông tin đẳng cấp thế giới này chỉ thành công sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán buộc Ấn Độ phải mở cửa nền kinh tế vào năm 1991.
Lợi bất cập hại
Trong khi các chi tiết về lệnh cấm tiền điện tử vẫn chưa rõ ràng, một dự thảo luật từ năm 2019 có sự tương đồng kỳ lạ với các biện pháp kiểm soát của những năm 1970. Dự thảo luật này sẽ hình sự hóa việc sở hữu, khai thác, giao dịch hoặc chuyển giao tài sản tiền điện tử. Người phạm tội có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm.
Lệnh cấm trên là một bước đi không hề khôn ngoan, bên cạnh đó để thực hiện các quy định tại dự thảo luật trên cũng không mấy khả thi. Các cuộc đột kích của chính quyền nhằm bắt giữ đô la và vàng miếng sẽ được thay thế bằng thách thức tìm mật khẩu tại các tài khoản nắm giữ hàng triệu Bitcoin. Chính phủ cũng không thể thu giữ hoặc thậm chí truy cập vào mạng lưới máy tính khai thác tiền điện tử và duy trì sổ cái blockchain trên toàn thế giới.
Để thực thi lệnh cấm, các nhà chức trách sẽ phải phát triển một hệ thống giám sát xâm nhập có thể theo dõi tất cả các hoạt động kỹ thuật số và internet trong nước. Tuy nhiên, Ấn Độ lại không đủ năng lực nhà nước để thực hiện điều đó. Những nỗ lực của nước này sẽ chỉ thúc đẩy hoạt động ngầm của thị trường tiền điện tử.
Lệnh cấm sẽ ngăn cản công dân Ấn Độ tận dụng giá trị tài sản tiền điện tử, điều mà nhà truyền bá blockchain Balaji Srinivasan đã gọi là “sai lầm nghìn tỷ đô la”. Ấn Độ nhận được dòng kiều hối toàn cầu cao nhất và việc sử dụng mạng lưới blockchain có thể giúp người Ấn Độ tiết kiệm hàng tỷ đồng phí chuyển tiền. Trong khi đó, những tài năng trẻ của Ấn Độ sẽ lựa chọn sẽ bỏ trốn khỏi đất nước, mang theo cả tài sản lẫn những phát minh của họ.
Những nỗi lo thực và giải pháp
Lệnh cấm tiền kỹ thuật số cũng không thể giải quyết được nỗi lo thực sự của Chính phủ Ấn Độ như nạn trốn thuế của nước này. Tuy nhiên, để tránh tình trạng trốn thuế, Chính phủ cần có giải pháp để hợp lý hóa mã số thuế đầy phức tạp của nước này, mở rộng thêm các cơ sở thuế và thực hiện các điều luật một cách có kỹ lưỡng hơn thay vì các biện pháp ngăn cản như hiện nay.
Nỗi lo thứ hai của Chính phủ là ngăn chặn dòng vốn và sự biến động trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền điện tử sẽ cho phép người Ấn Độ vượt qua các hạn chế hiện tại về khả năng chuyển đổi tài khoản vốn và đầu tư ra nước ngoài dễ dàng hơn. Giải pháp dài hạn đối với Chính phủ Ấn Độ là giảm dần các kiểm soát đối với sự luân chuyển vốn và biến Ấn Độ trở thành một điểm đến đầu tư đáng mơ ước hơn.