Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố
Theo nghiên cứu của Tổ chức Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và Ban thư ký các tổ chức khu vực dạng FATF (FSRB), trong bối cảnh, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng hiện nay, nguồn lực dành cho công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ở một số quốc gia đã và đang có xu hướng suy giảm, thậm chí ở một số quốc gia đã tạm thời dừng hoạt động này, để ưu tiên nguồn lực cho hoạt động động ứng phó với dịch Covid-19.
Theo nghiên cứu của FATF và FSRB, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến năng lực của các chính phủ và khu vực tư nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
Nhằm đối phó với dịch Covid-19, nhiều cơ quan, tổ chức đã kích hoạt phương án kinh doanh liên tục bằng cách làm việc từ xa/tại nhà. Điều này, trong một số khu vực luật pháp, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến các sáng kiến mới trong chính sách và lập pháp về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
Ảnh hưởng xuất phát từ việc thực hiện các nước kích hoạt biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Theo khảo sát của FATF và FSRB, dịch bện Covid-19 đã ảnh hưởng khá nhiều đến nỗ lực phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các nước với các mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Đã xuất hiện dấu hiệu một số quốc gia có chế độ hoặc nguồn lực dành cho phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố kém linh hoạt, hoặc tạm thời dừng hoạt động phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, để ưu tiên cho các hoạt động ứng phó với Covid-19.
Điển hình như, công tác kiểm tra phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tại chỗ ở phần lớn các thành viên của FATF đã bị tạm ngưng. Một số cơ quan giám sát đã linh hoạt đối với yêu cầu nộp báo cáo hàng năm dựa trên cơ sở rủi ro và đã ngừng cấp giấy phép mới, đặc biệt đối với một số lĩnh vực có thể đang bị đóng cửa, chẳng hạn như sòng bạc. Liên quan đến các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khắc phục khác, một số quốc gia đã quyết định tạm ngừng, bao gồm cả việc áp dụng hình phạt tiền đối với các vi phạm phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
Thậm chí, nhằm đối phó với dịch Covid-19, nhiều cơ quan, tổ chức đã kích hoạt phương án kinh doanh liên tục bằng cách làm việc từ xa/tại nhà. Điều này, trong một số khu vực luật pháp, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến các sáng kiến mới trong chính sách và lập pháp về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Một số cơ quan ra quyết định lập pháp cũng tạm hoãn hội họp, dành ưu tiên tập trung vào các vấn đề khẩn cấp liên quan đến Covid-19. Các cơ quan tư pháp có thể phải đối mặt với tình trạng chậm trễ trong việc tiếp nhận và xử lý báo cáo. Một số vụ truy tố có thể bị hoãn hoặc trì hoãn do đình chỉ xét xử, xét xử và các thủ tục tố tụng trực tiếp khác.
Có nhiều báo cáo khác nhau về tác động của khủng hoảng Covid-19 đối với vấn đề hợp tác hoạt động. Do gánh nặng để xử lý các vấn đề liên quan đến Covid-19, mà các nỗ lực về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố chưa được ưu tiên cao. Việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cũng bị giảm hoặc tạm dừng ở một số quốc gia. Hợp tác chính thức, chẳng hạn như hỗ trợ pháp lý và dẫn độ lẫn nhau cũng bị ảnh hưởng bởi do hạn chế đi lại. Một số ngân hàng đang đóng cửa chi nhánh, hạn chế dịch vụ và sắp xếp lại nhân viên...
Trước tình hình đó, FATF và FSRB khuyến nghị các nước cần tiếp tục gia tăng các biện pháp kiểm soát hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như cờ bạc trực tuyến, bảo hiểm, buôn bán đá và kim loại quý, chứng khoán, trong khi hoạt động giảm tại các lĩnh vực khác như sòng bạc và bất động sản... để thực thi tốt hơn nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.