ASEAN sẽ là khu vực hưởng lợi nhất từ quá trình tái thiết chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới


Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.

Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo.
Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo.

Là nhà tài trợ diễn đàn "Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới" do Bloomberg tổ chức vào ngày 9/9/2024, Ngân hàng Standard Chartered cùng các diễn giả đã thảo luận với các nhà lãnh đạo ngành và các nhà hoạch định chính sách về tương lai của ASEAN và những tiềm năng vô tận của khu vực này.

Chương trình bắt đầu với bài phát biểu chào mừng của ông Benjamin Hung - Chủ tịch Khối Quốc tế, Ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh ASEAN là một điểm sáng của nền kinh tế thế giới và ông đánh giá cao triển vọng kinh tế gia tăng liên tục trong khu vực.

Ông Benjamin Hung chia sẻ: “Trên thế giới, không thể tìm thấy một khối hoặc khu vực nào thú vị và năng động như ASEAN. Khu vực này có dân số khoảng 700 triệu người - với tỷ lệ dân số trẻ cao và đang trên con đường tăng trưởng thu nhập trung bình và theo đó là sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và tích lũy tài sản. Chúng tôi dự đoán khu vực ASEAN sẽ tăng trưởng GDP ở mức cao 4% trong năm nay và vượt mức 5% vào năm tới”.

Ông Benjamin Hung đánh giá, điều này rất thú vị trong thực trạng tốc độ tăng trưởng trên toàn thế giới đang khá chậm. Sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ cùng với gia tăng việc sử dụng nhà cung cấp và nhà sản xuất khác nhau đang chứng kiến một trong những sự tái thiết chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới.

"Tôi tin tưởng ASEAN sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc tái thiết lập này, cho dù đó là chiến lược Trung Quốc+1 hay Trung Quốc+2, hầu hết những điều này sẽ bắt đầu ở ASEAN", ông Benjamin Hung nói.

Tại Diễn đàn, ông Bill Winters, Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ về bối cảnh đầu tư tại ASEAN: “Sự giao thoa mạnh mẽ của các xu hướng đang khiến ASEAN trở thành một nơi đầu tư cực kỳ hấp dẫn.

Ở các thị trường lớn hơn, sẽ có các nền tảng chính sách và cải cách chính sách tuyệt vời.

Tuy nhiên, ASEAN được hưởng lợi bởi chính sách Trung Quốc+1, với lực lượng lao động giàu kinh nghiệm và chi phí tương đối thấp, cũng như sự ổn định về chính trị. Chúng tôi thực sự vui mừng khi đang có mặt ở tất cả các thị trường ASEAN”.

Về triển vọng đầu tư và gây quỹ trong khu vực, ông Loh Boon Chye - Tổng Giám đốc điều hành Sở Giao dịch chứng khoán Singapore cho biết các thị trường ASEAN đang ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau và cung cấp đầy đủ chuỗi các giá trị của các quốc gia cho các nhà đầu tư.

Ông chia sẻ thêm một chu kỳ như vậy trên khắp ASEAN sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn.

Về vấn đề đổi mới kinh doanh, ông Boon Chye giải thích cách sử dụng kinh tế số để thúc đẩy tăng trưởng bền vững qua việc áp dụng công nghệ để liên kết và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Bà Anna Irmina “Minette” B. Navarrete, Chủ tịch Kickstart Ventures, giải thích về sự tăng tốc trong việc áp dụng kỹ thuật số và nền tảng kinh tế của khu vực.

Chủ tịch Kickstart Ventures chia sẻ, 10 năm trước ở Philippines, 1% tổng số giao dịch là kỹ thuật số. Vào năm ngoái, hơn 50% tổng số giao dịch được thực hiện thông qua kỹ thuật số. Điều này minh chứng cho tác động lớn lao của việc áp dụng kỹ thuật số đối với những công ty có hệ sinh thái lớn cũng như các công ty nhỏ.

Đồng thời cũng mở ra cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp này - đặc biệt tại các thị trường mới nổi, nơi một phần đáng kể dân số chưa sử dụng hệ thống tài chính chính thức.

Ông Tengku Zafrul Abdul Aziz - Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia nhận xét, khi các công ty định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và an ninh, Malaysia sẽ tiếp tục nâng cao chuỗi giá trị, bao gồm cả việc xem xét sử dụng nguồn năng lượng xanh để hỗ trợ ngành bán dẫn.

Ông cũng nói về sự cần thiết của chính phủ và tư nhân trong việc đảm bảo rằng sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra sự hòa nhập kỹ thuật số. Cơ sở hạ tầng, quy định và chuẩn mực đạo đức đều cần thiết khi xây dựng AI có trách nhiệm (RAI).

Theo Q.L/thitruongtaichinhtiente.vn