Bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản khi chuyển đổi doanh nghiệp thực hiện thế nào?

T. Huyền

Ngày 09/02/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BTC hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thông tư số 07/2022/TT-BTC hướng dẫn cụ thể nội dung bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản khi chuyển đổi doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại Thông tư, Bộ Tài chính nêu rõ, nợ và tài sản loại trừ bàn giao, tiếp nhận là các khoản nợ, tài sản loại trừ theo quy định tại:

Khoản 4 Điều 10, khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP);

Điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 140/2020/NĐ-CP); khoản 3 Điều 15, điểm đ khoản 2 Điều 19, khoản 3 Điều 27 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP;

Điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 148/2021/NĐ-CP),
Đối với các khoản nợ loại trừ thu hồi được trước khi thực hiện bàn giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nộp về Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam sau khi trừ đi chi phí được hưởng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Đối với các tài sản loại trừ, trước khi thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ, doanh nghiệp không được tự xử lý khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

Trường hợp doanh nghiệp tự xử lý tài sản khi chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam chấp thuận, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định, đồng thời thông báo cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp về Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam toàn bộ số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản và không được trừ chi phí xử lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Chi phí xử lý tài sản của doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với nợ và tài sản tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam