Bán hàng đa kênh - Cánh cửa bứt phá cho doanh nghiệp bán lẻ năm 2021
Theo khảo sát của Harvard Business Review, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng và có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh bức tranh kinh tế chung ảm đạm năm 2020, hơn 30,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của nhóm này là nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường với gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi kết hợp bán hàng truyền thống và bán hàng online.
Bán hàng đa kênh – thay đổi để thích ứng và tăng trưởng
Ông Vũ Ðức Nguyên, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam phụ trách ngành Hàng tiêu dùng cho biết sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, người tiêu dùng lập tức thay đổi các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng: bắt đầu từ việc hạn chế đến các điểm bán hàng truyền thống, chuyển giao dịch trực tuyến, từ "thuận tiện" sang "an toàn", từ "cân nhắc về giá cả" sang "tình trạng có sẵn của hàng hóa", từ "mong muốn" sang "nhu cầu thiết yếu".
Dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày dùng internet, người tiêu dùng Việt Nam - đặc biệt là người tiêu dùng trẻ ở đô thị lớn đã khá quen thuộc với mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, mặc dù kinh doanh trực tuyến tử có sự phát triển nhanh chóng, bán lẻ truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định.
Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể nghiên cứu các lựa chọn phù hợp, đọc đánh giá, đưa ra những so sánh về sản phẩm và dịch vụ. Khi tới cửa hàng, người tiêu dùng có thể nhìn, cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng. Cả hai cách đều có những ưu điểm riêng, điều này buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng, khai thác tối đa các kênh trực tuyến, các ứng dụng bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và tăng cường tích hợp đa kênh.
Kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử đã vươn lên chiếm vị trí đầu bảng trong các kênh bán hàng hiệu quả năm 2020, thế chân Facebook và ngay sau là quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội mới (Tiktok, Zalo). Sự chuyển đổi về kênh bán hàng và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi nhà bán hàng.
Sự nhanh nhạy của các ông lớn với mô hình bán hàng đa kênh
Trên thực tế, các đại gia bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng mô hình đa kênh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm các kênh trực tuyến và các kênh trực tiếp nhằm tương tác với người mua mọi lúc mọi nơi giúp hành trình mua sắm không bị gián đoạn.
Trong khi Vinmart có "đội quân đi chợ hộ" với các cách mua hàng linh hoạt tại 3 kênh: qua điện thoại, qua app và qua website, thì đơn vị vận chuyển Grab nhanh chóng ra mắt dịch vụ Grabmart, đi siêu thị giúp người tiêu dùng.
Theo chia sẻ từ đại diện AEON, thời gian cao điểm mùa dịch, lượng khách đặt hàng qua trang thương mại điện tử AEON Eshop tăng gấp 3 lần so với bình thường. Trong khi đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng đơn đặt hàng qua điện thoại tăng trưởng gần 200% so với cùng kỳ năm 2019. Sau 5 tháng hợp tác với Grabmart, doanh thu trung bình hàng tháng trên nền tảng này của 5 Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị của AEON Việt Nam tăng 182%.
Các công cụ giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh hiệu quả
Để phân phối bán lẻ đa kênh, doanh nghiệp cần phải khiến mỗi kênh bán hàng thật thuận tiện cho người mua mà vẫn luôn có sự đồng nhất. Nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhận thức được việc chủ động thu thập, nghiên cứu dữ liệu khách hàng và triển khai bán hàng đa kênh nhưng không phải ai cũng đạt được thành công bởi quá trình này là một con đường dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự đầu tư cùng những công cụ hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp:
Tìm hiểu thêm các giải pháp của Bizfly để bán hàng kênh hiệu quả TẠI ĐÂY.
CRM - Lưu trữ đa kênh: Việc lưu trữ dữ liệu khách hàng tập trung giúp doanh nghiệp tận dụng được toàn bộ dữ liệu tương tác với khách hàng, từ đó hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng trên từng kênh.
Website - Cửa hàng số độc lập: Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi
Landing page - Xây dựng thương hiệu riêng: Thiết kế nhanh, giá mềm (chỉ từ 1 - 5 triệu), linh động, dễ tối ưu, giảm chi phí quảng cáo mà vẫn khẳng định được uy tín thương hiệu.
Chatbot: Nhân viên ảo 24/7: Sử dụng và tích hợp chatbot khá đơn giản, chi phí hiện nay cũng khá mềm, chỉ hai đến ba trăm nghìn một tháng, thậm chí nhiều phiên bản không mất phí.