Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại, vận tải, du lịch tiếp tục phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8%; vận tải hàng hóa tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Theo Tổng cục Thống kê số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lần đầu tiên chạm mốc 15 nghìn doanh nghiệp, nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia thị trường trong tháng Tư gấp hơn 2 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 60,6% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 17,5%.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,9% về số doanh nghiệp so với tháng trước; tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 5.207 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 26% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2022 là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn (7,9 triệu đồng so với 5,5 triệu đồng).
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế – xã hội quý I/2022, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh nhưng tỷ lệ chuyển bệnh nặng và tử vong giảm mạnh. Việc khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, nền kinh tế nước ta đang có những dấu hiệu khởi sắc ngay trong quý I/2022.
Với chiến lược thích ứng an toàn và tăng độ phủ vắc xin, hoạt động du lịch đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế và nhiều chuyến bay trong nước được tăng cường, nhiều đường bay quốc tế đã được khôi phục trở lại. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh sau 2 năm gần như đóng băng. Du lịch tại nhiều địa phương đạt được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho Việt Nam có thể mở cửa hoạt động du lịch quốc tế trước mùa hè năm nay.
Bước sang tháng 02/2022, tình hình dịch bệnh tại nước ta tiếp tục có những diễn biến phức tạp, số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới vẫn trên đà tăng làm tăng giá nguyên, vật liệu nhập khẩu, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải do sử dụng xăng, dầu làm nguyên, nhiên liệu đầu vào.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2022 đạt 48,8 tỷ USD, giảm 19,1% so với tháng trước, chủ yếu do tháng 02/2022 có số ngày làm việc ít hơn tháng 01/2022. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2022 vẫn tăng mạnh 19%.
Tháng 02/2022 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời hoạt động đầu tư trong các tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn trong năm. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2022 đạt 8,8% so với kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2021 ước tính đạt 357,9 nghìn tỷ đồng tăng 18,1% so với tháng trước và giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hành khách tháng 10/2021 ước tính đạt 120,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 47,2% so với tháng trước và luân chuyển 3,5 tỷ lượt khách.km, tăng 41,6%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 58,8 nghìn lao động, tăng 111,2% về số doanh nghiệp, tăng 73,9% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 09/2021.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 10/2021 ước đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với tháng 9/2021. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/10/2021 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện giảm 4,1%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12/2020. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 10/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,85% so với tháng 12/2020 và giảm 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2021 giảm 0,06% so với tháng trước; giảm 1,2% so với tháng 12/2020 và giảm 1,48% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62%; giá vàng giữ ổn định; giá đô la Mỹ giảm 0,48% so với tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 1.868,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước,
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng 7/2021 và tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 8/2021đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8/2021 ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.