Biến chủng Omicron đang gây tổn hại đến kinh tế Mỹ và châu Âu như thế nào?

Theo Ngọc Diệp/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Sự lây lan của biến chủng mới đã khiến cho tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng cao trên khắp thế giới, người tiêu dùng vì vậy trở nên thận trọng hơn với những hoạt động cần đến sự tiếp xúc thể chất.

Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao do biến chủng Omicron lây lan mạnh đã dẫn đến việc kinh tế Mỹ và toàn cầu chững lại, theo thông tin từ các nhà sản xuất Trung Quốc công bố.

Việc sản xuất chững lại đặc biệt rõ ràng tại Mỹ, nơi cả ngành dịch vụ và sản xuất công bố tăng trưởng chững lại, theo khảo sát của IHS Markit được thực hiện vào những tuần đầu tiên của tháng 1/2022 và được thông báo chính thức mới đây.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại IHS Markit, ông Chris Williamson, phân tích: “Số lượng ca nhiễm COVID-19 đã đẩy kinh tế Mỹ chững lại vào đầu năm nay”.

Tại Mỹ, chỉ số IHS Markit, chỉ số đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ, giảm xuống mức 50,8 điểm trong tháng 1/2022 từ mức 57 vào tháng 12/2021 và hiện ở mức thấp nhất trong 18 tháng.

Sự lây lan của biến chủng mới đã khiến cho tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng cao trên khắp thế giới, người tiêu dùng vì vậy trở nên thận trọng hơn với những hoạt động cần đến sự tiếp xúc thể chất, cùng lúc đó, các biện pháp cách ly khiến cho nhiều người lao động không thể tiếp tục đi làm.

Ngành dịch vụ và sản xuất Mỹ chịu tác động nặng nề từ các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và thiếu nguồn cung lao động dẫn đến số lượng ca lây nhiễm chủng Omicron tăng cao.

Phần lớn tác động kinh tế đến từ các biện pháp kiểm soát liên quan đến COVID-19, theo chuyên gia kinh tế toàn cầu cao cấp tại Capital Economics – ông Simon MacAdam. Như vậy, thay đổi của đợt dịch lần này khác hẳn so với trước đây, khi đó các biện pháp hạn chế của chính phủ khiến cho sản lượng kinh tế suy giảm.

“Chúng tôi tin rằng tác động kinh tế sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và sẽ được bù đắp lại trong những tháng tới đây”, ông Simon MacAdam phân tích.

Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn ở mức cao, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của ngành sẽ có thể tăng ngay trở lại một khi đợt bùng dịch qua đi.

Lạm phát giá cả đầu vào chững lại, thực tế này cho thấy các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ có thể đang hạ nhiệt dù rằng biến chủng này chưa tạo ra tình trạng đóng cửa tại nhiều khu vực sản xuất lớn của châu Á.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thông báo họ đã buộc phải tăng giá với tốc độ nhanh hơn trong những năm gần đây.

Ông Williamson dự báo sự nới lỏng căng thẳng trong chuỗi cung ứng có thể phát đi thông điệp về tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới: “Dù rằng các kết quả khảo sát đang cho thấy khởi đầu năm đáng thất vọng, có nhiều dấu hiệu đáng để lạc quan trong triển vọng ngắn hạn”.

Tại nhiều nơi trên thế giới, biến chủng Omicron gây tổn hại nặng nề đến ngành dịch vụ, cùng lúc đó không tác động quá mạnh đến các nhà sản xuất dù rằng họ đang thiếu nhân lực.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, chỉ số PMI giảm xuống 52,4 điểm từ mức 53,3 điểm – ngưỡng thấp nhất trong 11 tháng. Mức giảm này chủ yếu hạn chế trong ngành dịch vụ. Ngành sản xuất châu Âu tăng trưởng mạnh nhất trong 5 tháng.

Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy biến chủng Omicron đang gây ra tác động kinh tế nhẹ hơn tại khu vực châu Âu hơn so với tính toán ban đầu, đó là kết quả trực tiếp từ việc tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn và xu thế tỷ lệ nhập viện giảm mạnh so với các biến chủng trước đó.