Các nền kinh tế mới nổi kéo lùi tăng trưởng kinh tế toàn cầu
(Tài chính) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, tình hình mất động lực kinh tế tại một số nền kinh tế mới nổi đang gây ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng toàn cầu.
Ngày 11/3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra bản Đánh giá kinh tế tạm thời. Trong đó, tổ chức này cho biết, có những "yếu tố nhất thời", đặc biệt là lo ngại về các nền kinh tế mới nổi khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều ở một số khu vực.
Theo bản Đánh giá này, hiện nay, các nền kinh tế mới nổi chiếm hơn một nửa kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hiệu suất kinh tế của các nền kinh tế mới nổi lớn ngày càng xuống thấp có thể đồng nghĩa với tăng trường toàn cầu vẫn chỉ ở mức vừa phải trong tương lai gần, mặc dù hầu hết các nền kinh tế phát triển đang phục hồi mạnh mẽ.
OECD dự báo, tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone tăng từ 1,2% vào quý 4/2013 lên 1,9% quý 1/2014, của Nhật Bản tăng từ 0,7% lên 4,8%, và của Anh tăng từ 2,9% lên 3,3%. Riêng, tăng trưởng GDP quý 1/2014 của Mỹ giảm xuống 1,7% so với quý 4/2013. Đối với nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G7, OECD dự báo, tăng trưởng GDP sẽ tăng từ 2% vào cuối năm 2013 lên đến 2,2% trong quý 1/2014, trước khi giảm trở lại 2% trong quý 2.
OECD cho biết thêm, một vài rủi ro, như tranh cãi chính trị xung quanh trần nợ của Mỹ và triển vọng của lĩnh vực ngân hàng châu Âu, đã giảm. Tuy nhiên, một số rủi ro lâu dài vẫn tồn tại, như Nhật Bản mới chỉ bắt đầu giai đoạn đương đầu với những khó khăn về tài chính, sự phục hồi tại khu vực đồng euro vẫn còn yếu ớt, và khả năng Trung Quốc rơi suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng của việc cân đối ngân sách.
Hơn nữa, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển và chu kỳ phát triển vẫn tiếp tục gây ra rủi ro cho sự ổn định tại khối các nền kinh tế mới nổi. Các cuộc khủng hoảng theo đó cũng có thể lan rộng và cản trở tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển.
Theo bản Đánh giá này, hiện nay, các nền kinh tế mới nổi chiếm hơn một nửa kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hiệu suất kinh tế của các nền kinh tế mới nổi lớn ngày càng xuống thấp có thể đồng nghĩa với tăng trường toàn cầu vẫn chỉ ở mức vừa phải trong tương lai gần, mặc dù hầu hết các nền kinh tế phát triển đang phục hồi mạnh mẽ.
OECD dự báo, tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone tăng từ 1,2% vào quý 4/2013 lên 1,9% quý 1/2014, của Nhật Bản tăng từ 0,7% lên 4,8%, và của Anh tăng từ 2,9% lên 3,3%. Riêng, tăng trưởng GDP quý 1/2014 của Mỹ giảm xuống 1,7% so với quý 4/2013. Đối với nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G7, OECD dự báo, tăng trưởng GDP sẽ tăng từ 2% vào cuối năm 2013 lên đến 2,2% trong quý 1/2014, trước khi giảm trở lại 2% trong quý 2.
OECD cho biết thêm, một vài rủi ro, như tranh cãi chính trị xung quanh trần nợ của Mỹ và triển vọng của lĩnh vực ngân hàng châu Âu, đã giảm. Tuy nhiên, một số rủi ro lâu dài vẫn tồn tại, như Nhật Bản mới chỉ bắt đầu giai đoạn đương đầu với những khó khăn về tài chính, sự phục hồi tại khu vực đồng euro vẫn còn yếu ớt, và khả năng Trung Quốc rơi suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng của việc cân đối ngân sách.
Hơn nữa, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển và chu kỳ phát triển vẫn tiếp tục gây ra rủi ro cho sự ổn định tại khối các nền kinh tế mới nổi. Các cuộc khủng hoảng theo đó cũng có thể lan rộng và cản trở tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển.