Các nền kinh tế mới nổi: Lối thoát cho cuộc khủng hoảng toàn cầu?

.

Lãnh đạo cấp cao của các Bộ Tài chính trên thế giới đang tính toán đến việc tăng cường vai trò của các quốc gia mới nổi trong công cuộc cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng hiện tại.

 

Các Bộ trưởng tài chính và các chủ tịch của ngân hàng TW từ 20 nước đã tham gia họp bàn về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Sao Paulo, Braxin.

Ông Robert Zoellick - chủ tịch ngân hàng thế giới cho rằng các nước đã nhận thấy nhu cầu hợp tác hiệu quả hơn trong các vấn đề kinh tế chung. Ông nói “Đây là một cuộc họp bàn tại một thời điểm mang tính thử thách lịch sử. Khủng hoảng nhiên liệu và thực phẩm những năm gần đây giờ lại được bổ sung bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Thực tế không nước nào có thể thoát khỏi….tất cả các quốc gia đều đang rơi vào khu vực nguy hiểm.”

Các nước đang phát triển lên tiếng

Các quốc gia mới nổi muốn nhìn thấy một G20 gồm G7, các nước BRIC (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Braxin) cùng với các nước khác hợp tác và tăng cường ở cấp chính phủ và quốc gia chứ không chỉ dừng lại ở cấp bộ trưởng.

Trong tháng 10, ông Zoellick đã cho hay hệ thống G20 đã quá khó để điều hành. Tại Braxin ông nói phải tạo ra một nhóm mới các quốc gia. “Chúng ta nên hiện đại hóa hệ thống đa phương tới các nước mới nổi như Braxin…Tôi nghĩ trong những năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một số thay đổi trong hệ thống toàn cầu.”

Nước Pháp cũng gợi ý đưa các nước mới nổi vào ban điều hành với tư cách như những thành viên của câu lạc bộ G8 của các nước công nghiệp hóa.

Những thay đổi thực sự

Tổng thống Braxin Luiz Inacio Lula da Silva nói rằng, phải thừa nhận nhóm các nước G7 đã không còn khả năng làm việc đơn lập nữa. Ông phát biểu “Đã đến lúc có những công ước của chính phủ về việc xây dựng một kiến trúc tài chính mới cho thế giới...Đây là khủng hoảng tòan cầu do đó cũng cần có những giải pháp mang tính tòan cầu.”

Ông cũng cho rằng, các quốc gia phải tránh những cám dỗ của việc đưa ra các giải pháp đơn phương và nhấn mạnh rằng cơ chế toàn cầu mới là hoàn toàn cần thiết và cần được thực hiện trong sự phối hợp.

Ông cũng cho biết thêm “Khủng hoảng tạo cơ hội cho những thay đổi thực sự...Chúng ta không thể, không được phép và sẽ không thất bại.”

Gần đây nhóm các nước Bric cũng lên tiếng kêu gọi các giải pháp cải cách từ phía các tổ chức như IMF để tạo nhiều ảnh hưởng hơn nữa đối với các quốc gia mới nổi.

TQ và các quốc gia vùng vịnh có hàng nghìn tỷ đôla dự trữ để có thể giúp tổ chức IMF hỗ trợ các quốc gia nhỏ có thể trụ lại trước sự tàn phá của khủng hoảng hiện tại.
Theo DDDN