Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

ThS. Nguyễn Ngọc Ân - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thực hiện chức năng luân chuyển vốn, hoạt động tín dụng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và sự ổn định trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tạo ra những rủi ro nhất định cho ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và đề xuất định hướng giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Chất lượng tín dụng là khái niệm phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của các tổ chức tín dụng, thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng- người vay tiền, mức độ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.

Chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng. Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; giảm chi phí khác như chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và chi phí thiệt hại vì không thu hồi được vốn cho vay, từ đó, cải thiện được tình hình tài chính, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của của các NHTM nói chung và của NHTM cổ phần Quân đội (MB) nói riêng (với dư nợ chiếm trên 60% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của Ngân hàng). Giai đoạn 2018 - 2022, quy mô tăng trưởng tín dụng của MB liên tục tăng, dư nợ cho vay tăng từ 214 nghìn tỷ đồng năm 2018 lên đến 460 nghìn tỷ đồng năm 2022, tương ứng tăng hơn 2 lần trong thời gian 5 năm.

Bảng 1: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng MB theo các nhóm đối tượng cho vay (triệu đồng)

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2021

2022

Cho vay tổ chức, cá nhân trong nước

208.889.342

244.128.216

290.829.391

353.645.060

454.421.887

Cho vay tại chi nhánh nước ngoài

3.496.332

3.513.008

3.344.252

2.758.429

2.393.095

Cho vay giao dịch ký quỹ và ứng trước khách hàng

2.300.284

2.689.399

4.123.340

7.151.289

3.759.500

Tổng cộng

214.685.958

250.330.623

298.296.983

363.554.778

460.574.482

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của MB các năm

Bảng 2: Tỷ lệ và tốc độ tăng nợ xấu của MB (%)

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2021

2022

Tỷ lệ nợ xấu

1,33

1,15

1,08

0,89

1,09

Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu

<1,5

<1,5

<1,5

<1,5

<1,5

Tốc độ gia tăng nợ xấu

-

1,32

12

0,6

53,95

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

-

16,60

19,1

21,87

26,68

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của MB các năm

Bảng 3: Phân loại nợ, cam kết ngoại bảng (CKNB) dựa trên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Nhóm nợ

Đánh giá của NHCT về khoản nợ và CKNB

Hạng rủi ro khoản nợ của

Khách hàng định chế tài chính

Khách hàng là tổ chức (không bao gồm định chế tài chính), cá nhân, hộ gia đình

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

+ Các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Các CKNB có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Hạng AAA

Hạng AA

Hạng A

Hạng BBB

Hạng BB

Hạng AAA

Hạng B

Hạng AA

Hạng A

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

+ Các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Các CKNB mà khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

Hạng CCC

Hạng BBB

Hạng BB

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

+ Các khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất.

+ Các CKNB mà khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Hạng CC

Hạng B

Hạng CCC

Hạng CC

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

+ Các khoản nợ có khả năng tổn thất cao.

+ Các CKNB mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Hạng C

Hạng C

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

+ Các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

+ Các CKNB mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Hạng D

Hạng D

Nguồn: tác giả tổng hợp

H&igrave;nh 1: Ba tuyến bảo vệ hạn chế rủi ro của MB Nguồn: B&aacute;o c&aacute;o thường ni&ecirc;n của MB (2018-2022)
Hình 1: Ba tuyến bảo vệ hạn chế rủi ro của MB
Nguồn: Báo cáo thường niên của MB (2018-2022)
 

Tốc độ tăng quy mô tín dụng của MB trong giai đoạn này lần lượt là: 2018/2019: 16,60%; 2020/2019: 19,1%; 2021/2020: 21,87% và 2022/2021: 26,68%. Trong đó, dư nợ tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 97% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.

Xét về kỳ hạn, dư nợ tín dụng của MB được phân chia thành ba dạng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo đó, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn ở mức xấp xỉ 50%. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trung hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm khoảng chưa đến 15% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, luôn trong khoảng từ 34 - 38% tổng dư nợ của Ngân hàng trong 5 năm qua.

Trong giai đoạn 2018-2023, tỷ lệ nợ xấu thực tế của Ngân hàng luôn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu trong cả giai đoạn là 1,5%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu lớn nhất của giai đoạn là năm 2018, chỉ ở mức 1,33%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay thấp nhất năm 2019, với giá trị 16,6%. Tốc độ tăng trưởng nợ vay cao nhất năm 2022, giá trị 26,86%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay luôn cao hơn tốc độ tăng nợ xấu trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021. Riêng năm 2022, tốc độ tăng nợ xấu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ vay do tình hình kinh tế khó khăn bởi ảnh hưởng của chiến tranh giữa Nga – Ukraine cũng như những biến động khó lường của thị trường trong nước.

Tuy nhiên, nhìn tổng quát, dư nợ vay của MB đang tăng trưởng tốt. Việc dư nợ vay tăng trưởng đều đặn trong khi nợ xấu của ngân hàng có những năm giảm cho thấy quá trình quản lý nợ xấu của ngân hàng đã có những thành tựu rõ rệt. Chiến lược quản lý nợ xấu thận trọng, trích lập dự phòng rủi ro cao giúp Ngân hàng ổn định hoạt động kinh doanh, tạo được niềm tin của khách hàng.

Có được những kết quả trên là do MB luôn chú trọng công tác quản lý chất lượng tín dụng. Việc xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược, quy trình quản lý chất lượng tín dụng và nợ xấu được ngân hàng áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, chủ yếu dựa trên các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cụ thể:

Về hoạt động cho vay: Hệ thống phê duyệt tín dụng của MB được tổ chức bao gồm các cấp phê duyệt tập thể và cấp phê duyệt cá nhân. Cấp phê duyệt tập thể gồm có: Hội đồng quản trị (HĐQT); Hội đồng tín dụng cấp cao do Giám đốc điều hành (CEO) ra quyết định thành lập; Hội đồng tín dụng do CEO ra quyết định thành lập. Cấp phê duyệt cá nhân gồm có: Cá nhân phê duyệt tín dụng chuyên trách trực thuộc Trung tâm Phê duyệt tín dụng bao gồm 3 cấp: Cấp C1, Cấp 2, Cấp 3; Cá nhân phê duyệt tín dụng kiêm nhiệm bao gồm: Ban giám đốc các chi nhánh, CEO, Phó Tổng giám đốc/Thành viên Ban điều hành.

HĐQT phân cấp thẩm quyền phê duyệt đến các cấp phê duyệt tập thể và CEO. Các cấp phê duyệt cá nhân khác do CEO phân cấp thẩm quyền phê duyệt cụ thể (bao gồm phạm vi và mức thẩm quyền) đảm bảo nguyên tắc thẩm quyền phê duyệt tập thể cao hơn thẩm quyền phê duyệt cá nhân; Mức thẩm quyền của từng cấp phê duyệt được thiết lập cho một khách hàng giao dịch tại MB, không thiết lập cho từng phương án/Chi nhánh.

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD): Sau khi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức có hiệu lực, Ngân hàng đã tiến hành phân loại nợ theo Thông tư này. Ngân hàng cũng đã cập nhật những sửa đổi được NHNN ban hành trong Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD được áp dụng tại tất cả các chi nhánh có bảng cân đối kế toán. Sau khi tập hợp số liệu từ chi nhánh gửi lên, trụ sở chính sẽ phân tích và sàng lọc số liệu để đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất. Để thống nhất hoạt động này, MB đã quy định cụ thể về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng (CKNB) dựa trên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD: Sau khi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức có hiệu lực, Ngân hàng đã tiến hành phân loại nợ theo Thông tư này. Từ năm 2014, Ngân hàng cũng đã cập nhật những sửa đổi được NHNN ban hành trong Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và áp dụng những quy định mới này đối với phân loại nợ và quản lý nợ xấu. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được áp dụng tại tất cả các chi nhánh có bảng cân đối kế toán. Sau khi tập hợp số liệu từ chi nhánh gửi lên, trụ sở chính sẽ phân tích và sàng lọc số liệu để đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất.

Về quy trình thanh tra, giám sát các khoản cấp tín dụng: Quá trình thanh tra, giám sát tín dụng của MB được diễn ra theo một trình tự khoa học, nhất quán, có sự chia sẻ trách nhiệm giữa chi nhánh và hội sở. Theo đó, giám sát khoản cấp tín dụng sẽ được thực hiện theo hai luồng gồm: luồng giám sát ở chi nhánh và luồng giám sát ở khối kinh doanh tại hội sở. Khối kinh doanh ở hội sở sẽ bao gồm: khối khách hàng lớn, khối khách hàng vừa và nhỏ; khối khách hàng cá nhân.

Ngoài ra, để thực hiện quản lý nợ xấu một cách hiệu quả, MB cũng đã xây dựng mô hình giám sát cấp cao với ba tuyến bảo vệ theo các quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN và thông lệ của Ủy ban Basel, bao gồm: (i) Tuyến bảo vệ thứ nhất là các chi nhánh/đơn vị trực tiếp kinh doanh là những đối tượng chính chịu trách nhiệm và tiếp nhận rủi ro, có nhiệm vụ quản lý rủi ro hàng ngày thông qua việc áp dụng kiểm soát vào các quy trình nhiệm vụ và/hoặc vào các chức năng của các bộ phận hỗ trợ chuyên trách; (ii) Tuyến bảo vệ thứ 2 là các đơn vị nghiệp vụ có nhiệm vụ xây dựng chính sách QLRR, quy định nội bộ quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ; (iii) Tuyến bảo vệ thứ 3 là các đơn vị nghiệp vụ có nhiệm vụ kiểm toán nội bộ về QLRR.

Định hướng giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng tại Ngân hàng MB

Mặc dù, đạt được nhiều kết quả khả quan về chất lượng tín dụng, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với Ngân hàng MB trong công tác quản lý chất lượng tín dụng giai đoạn tới đòi hỏi cần được Ngân hàng MB có các giải pháp để quan tâm giải quyết các khó khăn sau:

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tín dụng tại MB chưa đạt được hiệu quả tối ưu trong quản trị rủi ro. Mặc dù, đã triển khai hệ thống ngân hàng lõi để quản lý dữ liệu một cách tập trung và thống nhất trên toàn bộ chi nhánh, nhưng quá trình nhập liệu của khách hàng và các khoản vay vẫn chưa được tự động hóa hoàn toàn, nên đôi lúc gây ra sự chậm trễ trong phân tích thông tin.

Giống như nhiều NHTM khác, việc quản lý nợ xấu tại MB dựa trên một hệ thống văn bản nội bộ chủ yếu về quản trị RRTD. Ngân hàng chưa soạn thảo một quy trình chi tiết, cụ thể riêng, điển hình dành cho quản lý nợ xấu mặc dù MB đã áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phòng chống nợ xấu ngay từ khâu thu thập tài liệu, làm việc với khách hàng.

Ngân hàng MB nên có những văn bản chi tiết hướng dẫn việc lựa chọn khách hàng mục tiêu trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng cũng như quy định cụ thể liên quan đến thẩm định, xác định khách hàng mục tiêu. Quản lý chất lượng tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi khách hàng có hệ thống hướng dẫn chi tiết liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó nhận diện được những trường hợp dễ phát sinh nợ xấu.

Ngân hàng nên phân quyền về phê duyệt tín dụng, cần chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu chuyên môn về rủi ro theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Trên thực tế, Ngân hàng phân quyền phê duyệt tín dụng vẫn chủ yếu theo giá trị của khoản cấp tín dụng, chưa tập trung đánh giá sâu về những đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Do vậy, chưa phân quyền quản lý theo đặc điểm ngành để đi sâu tìm hiểu, phân tích và có những biện pháp quản lý, xử lý kịp thời. Việc quản lý khách hàng và người có liên quan thực hiện chưa chặt chẽ, thống nhất và mang tính hệ thống.

Ngoài ra, cần phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập chuyên nghiệp ở Việt Nam để nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM nói chung và MB nói riêng. Việt Nam hiện còn thiếu tổ chức có kinh nghiệm và có năng lực nghiệp vụ trong việc hình thành công ty xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, các TCTD trong nước cũng muốn tìm kiếm các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài có uy tín, giàu kinh nghiệm, ví dụ như Moody’s, S&P và Fitch hoặc những tổ chức có uy tín trong khu vực để có được hỗ trợ và chuyển giao các kỹ thuật, từ đó có thể vận hành được, bởi đây là những tổ chức có tính chuyên biệt và có chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các TCTD cũng chưa có thói quen trả phí cho việc sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng của công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập. Tuy các ngân hàng đều tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng nhưng hệ thống này chỉ được xây dựng dựa trên quan điểm chủ quan của chuyên gia do ngân hàng thuê để xây dựng, không được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi ra bên ngoài, từ đó dẫn đến việc món vay của ngân hàng nào thì ngân hàng. Do đó, bản thân khách hàng đi vay vốn luôn băn khoăn về điểm số tín dụng của mình, thậm chí họ không thể so sánh điểm giữa các ngân hàng để lựa chọn cho mình ngân hàng phù hợp. Bởi vậy các công ty xếp hạng tín nhiệm giúp chuẩn hóa định hạng tín nhiệm các tổ chức vay vốn trên thị trường; cung cấp cho thành viên thị trường thông tin độc lập, minh bạch…

Tài liệu tham khảo

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học, NXB Phương Đông, Hà Nội;
  2. Phạm Thái Hà (2016), “Nợ xấu - Nhận diện và đo lường”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 07 (156);
  3. Trần Anh Quý và Vũ Mai Chi (2020), Kết quả đạt được trong công tác xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng và một số đề xuất trong giai đoạn 2021-2025, Tạp chí Ngân hàng số 8/2020;
  4. MB, Báo cáo tài chính kiểm toán các năm 2018 – 2022;
  5. MB, Báo cáo quản lý nợ xấu các năm 2018 – 2022.
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2024