Chiến lược của các công ty khiến bạn phải "móc" hầu bao khi đi shopping
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mỗi lần đi mua sắm lại chi nhiều hơn so với nhu cầu thực không?
Lấy ví dụ như này bạn cần mua một đôi giày, nhưng khi trở về nhà thì tay xách nách mang nào là áo mới, váy mới. Vậy dấu chấm hỏi đặt ra ở đây là những yếu tố nào từ chiến lược của các công ty đã tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của khách hàng?
Gây dựng bầu không khí tiêu tiền
Những ông lớn, bà lớn đằng sau mỗi địa điểm mua sắm cụ thể sẽ tạo nên bầu không khí mà họ cho rằng chúng sẽ gây sức ảnh hưởng lớn đến hành vi của những người lui tới. Và một khi bước chân vào bạn chẳng khác nào chú chuột bị lạc lối giữa bầu không khí mà được họ thiết kế đặc biệt chỉ nhằm mục đích khiến bạn càng chi nhiều càng tốt.
Tác động mạnh mẽ từ nhạc nền
Một trong số những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi con người là âm nhạc. Nghiên cứu cho thấy nhạc chậm khiến người mua thư giãn và tất nhiên sẽ nán lại lâu hơn so với dự định. Ngoài ra, một ảnh hưởng không nhỏ khác tới hành vi mua sắm đến từ âm lượng.
Hơn nữa thể loại nhạc cũng có tác động trực tiếp đến hành vi. Như khi mùa lễ hội diễn ra các khu mua sắm thường bật những giai điệu liên quan và như một điều tất yếu lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể.
Bởi vậy mà trong kinh doanh mỗi thương hiệu hay cửa hàng sẽ chọn một thể loại nhạc tương hợp để kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn.
Cám dỗ từ hương thơm
Một phần trong bộ não của con người thường bị kiểm soát bởi cả hương thơm và xúc cảm. Thế nên, tâm trạng có thể sẽ dễ dàng thay đổi trong giây lát khi bắt gặp hương thơm dễ chịu, đồng thời thay đổi cả nhịp tim, thậm chí cả hành động sắp diễn ra.
Hương thơm dịu nhẹ từ những cửa hàng mua sắm có thể sẽ khiến khách hàng mất kiểm soát về hành vi cũng như thời gian cho phép.
Bị thuyết phục từ những trải nghiệm
Tâm lí mong muốn sở hữu trong mỗi người nảy sinh khi có được cảm giác cầm, nắm và dùng thử sản phẩm. Chính vậy, tại các cửa hàng cũng như siêu thị, nhân viên khuyến khích khách hàng trải nghiệm sản phẩm, điều mà trước đây không hề được mong đợi.
Chẳng hạn khi ta tới quầy ăn các anh chị nhân viên luôn mời chào khách hàng dùng thử hết món này đến món nọ. Và sau đó, trong ta thường có tâm lí mắc nợ và rất muốn bù đắp lại, từ đó dẫn tới hành vi mua dùng sản phẩm mặc dù nhiều khi không hoàn toàn mong muốn điều đó xảy đến.
Màu sắc kích thích hành vi
Trong kinh doanh những chủ doanh nghiệp không hề sử dụng sắc màu theo sở thích cá nhân mà họ đang áp dụng chiêu thức lấy màu sắc như một công cụ hỗ trợ nhằm kích thích hành vi khách hàng. Màu sắc sử dụng tùy thuộc vào đối tượng hướng đến. Ví dụ khách hàng là giới trẻ có thể dùng những gam màu nóng và sáng. Trong khi ở độ tuổi trung niên họ có khuynh hướng ưa tông màu nhẹ nhàng.
Sắc màu là yếu tố thiết yếu để kết nối tới khách hàng, tuy nhưng không là yếu tố đảm bảo đi đến thành công. Mặc dù vậy, nhưng nếu giới kinh doanh có cái nhìn đúng về ý nghĩa của mỗi gam màu, họ có thể đưa vào áp dụng để tăng gắn kết thương hiệu cũng như doanh thu.