Con át chủ bài trong tay Trung Quốc có thể làm Mỹ điêu đứng

Theo Hương Giang/ttvn.vn

Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang có trong tay một loạt vũ khí có sức công phá lớn, đó là bán trái phiếu Mỹ với số lượng lớn. Động thái này có thể đẩy lãi suất lên cao và gây thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong bối cảnh 2 bên đưa ra các mức thuế quan đáp trả, khả năng Trung Quốc thực hiện động thái trên ngày càng cao và sẽ không còn là quốc gia nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất.

Theo số liệu từ Kho bạc và Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán Mỹ, hiện tại, Trung Quốc đang nắm giữ 1,13 nghìn tỷ USD trái phiếu Mỹ, một phần trong tổng số 22 nghìn tỷ USD nợ tồn động của Mỹ, nhưng 17,7% là do các chính phủ nước khác nắm giữ. Nếu Trung Quốc quyết định bán trái phiếu Mỹ hoặc cắt giảm lượng nắm giữ, thì ít nhất là về mặt lý thuyết điều này có thể gây ra những xáo trộn đáng kể cho một quốc gia như Mỹ - vốn phụ thuộc quá nhiều vào các công ty nước ngoài để mua trái phiếu.

Ít nhất là ở thời điểm này, các nhà đầu tư chưa lo ngại rằng Trung Quốc khi thực hiện bước đi quyết liệt như vậy, phần lớn là bởi việc này có thể không mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, trừ việc "giật tit" trên những đầu báo lớn.

Robert Tipp, chiến lược gia đầu tư và đứng đầu mảng trái phiếu toàn cầu tại PGIM Fixed Income, nhận định: "Đây là một lựa chọn như vũ khí hạt nhân tự huỷ diệt. Có thể việc này sẽ giúp Trung Quốc có được 'con chip' thương lượng, nhưng lại đang đe doạ đến giá trị của một số thứ mà họ đã can thiệp sâu sắc."

Thực chất, động thái này còn có thể mang lại lợi thế cho Mỹ.

Một mặt, việc Trung Quốc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ có thể làm suy yếu đồng USD và khiến các công ty đa quốc gia của Mỹ trở nên cạnh tranh hơn. Mặt khác, lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ tăng và do đó khiến giá trái phiếu giảm, kéo giá trị danh mục đầu tư của Trung Quốc xuống.

Ngoài ra, còn có câu hỏi về việc Trung Quốc sẽ làm thế nào với số tiền mặt đang có, tất cả sẽ phải được "rót" vào đâu đó và trái phiếu của Mỹ lại là một trong những trái phiếu có lợi suất cao nhất thế giới và rủi ro cũng tương đối thấp.

"Vũ khí lớn nhất mà Trung Quốc có trong tay"

Trên thực thế, Trung Quốc đã và đang giảm dần lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ, giảm gần 4% trong 12 tháng qua dù tổng lượng nắm giữ của chính phủ nước ngoài đối với trái phiếu đã tăng 2,6%.

Sau một loạt những động thái căng thẳng với chính quyền ông Trump, Nga đã rút khỏi thị trường trái phiếu Mỹ. Nhật Bản, quốc gia nắm giữ trái phiếu Mỹ nhiều thứ 2, đã tăng lượng nắm giữ lên 1,07 nghìn tỷ USD trong 12 tháng qua. Trong khi đó, Brazil leo lên vị trí thứ 3 với khoảng 308 tỷ USD, nhờ tăng 12,9% trong giai đoạn này.

Với việc Mỹ dự kiến sẽ giảm thâm hụt ngân sách hàng năm 1 nghìn tỷ USD trong những năm tới, thì động thái "hững hờ" từ phía Trung Quốc sẽ gây ra một số những lo ngại. Sung Won Sohn, giáo sư kinh tế tại Đại học Loyola Marymount, cho hay: "Đối với tôi, đây là mối lo lớn nhất. Đây là vũ khí lớn nhất mà họ có. Họ cần đưa ra nhiều động thái hơn để đối đầu với Mỹ. Vậy nếu bị tạo áp lực và không còn lựa chọn nào khác, họ sẽ làm điều này."

Bởi Mỹ là quốc gia nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc với số lượng lớn nhất, Trung Quốc cần thêm "đòn bẩy" để chiến đấu trong cuộc chiến thuế quan. Trong khi Sohn nói rằng việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu sẽ là biện pháp cuối cùng, thì ông còn nhận định rằng khả năng việc này sẽ xảy ra nếu Mỹ quyết định áp thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với giá trị là 539,5 nghìn tỷ USD tính đến năm 2018.

Ông nói: "Quan điểm của tôi ngày càng bi quan hơn, bởi đây là chiến tranh thương mại nhưng nó lại không chỉ là về vấn đề kinh tế. Tại Mỹ, chúng tôi nhìn nhận Trung Quốc như một 'dã thú' về kinh tế. Còn Trung Quốc coi Mỹ là một hình mẫu của một cường quốc phương Tây đang cố gắng hạ thấp danh dự của họ như trong thế kỷ 18."

Lợi suất sụt giảm trong bối cảnh hỗn loạn

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán trở nên hỗn loạn, tình trạng bán tháo xảy ra. Hu Xijin, tổng biên tập Global Times, chia sẻ trên Twitter rằng "Trung Quốc đang thảo luận về khả năng bán trái phiếu Mỹ và làm thể nào để thực hiện những bước cụ thể."

Kim Rupert, giám đốc điều hành phân tích mảng chứng khoán toàn cầu tại Action Economics, cho hay: "Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng việc này như một mối đe doạ với Mỹ, nhưng thực thế tôi nghĩ điều đó còn gây tổn hại tới họ nhiều hơn là với Mỹ. Động thái này sẽ gây tổn hại tới danh mục đầu tư của họ. Dù họ sẵn sàng hứng chịu hậu quả, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ không thể nếu là mức độ ảnh hưởng lớn. Tôi cho rằng đây sẽ là một mối đe doạ nhiều hơn là một công cụ hoặc chiến lược thực sự."

Thị trường chứng khoán đã trải qua ngày tồi tệ nhất trong năm, khi những lo ngại tiếp tục bị đẩy lên cao. Một thoả thuận thương mại thất bại là một trong những mối lo lớn nhất của thị trường kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Việc 2 nước không thể đi đến một thoả thuận có thể đe doạ nền kinh tế Mỹ đang có ở tình trạng khả quan bất chấp nhiều nơi đang chậm lại.