Công ty Trung Quốc “ôm” tiền mặt, không dám chi tiêu
Các công ty Trung Quốc chưa bao giờ có nhiều tiền mặt tới vậy, tuy nhiên, lại đang tiêu dùng quá ít vì “sợ hãi”.
Các công ty tại Đại lục vừa công bố số tiền mặt đang nắm giữ đã tăng 18% trong quý II/2016, mức tăng mạnh nhất trong 6 năm qua. Nếu bao gồm cả số tiền đang gửi tại nhà băng và nhà môi giới, lượng tiền mặt của doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức 18% trong quý II/2016 so với quý trước đó, nhanh hơn cả Mỹ (5%), châu Âu (1%) và Nhật Bản (13%), theo số liệu thống kê của Bloomberg.
Lượng tiền mặt mà các công ty Trung Quốc đang nắm giữ lên mức kỷ lục.
Trong số các công ty Đại lục, China Inc đang đối diện với vấn đề lớn nhất, khi có quá nhiều tiền mặt nhưng không thể tiến hành đầu tư như kỳ vọng của giới chức và nhà đầu tư.
Theo đó, China Inc thiếu đi sự tự tin vào các dự án mới, bất chấp việc chính quyền đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách bơm thêm nhiều tiền vào hệ thống tài chính.
Tăng trưởng chi tiêu vào tài sản cố định của các doanh nghiệp, từng đạt mức 10% trong năm 2015, hiện chỉ ở mức 2,8% trong 6 tháng đầu năm nay, mức yếu nhất kể từ khi các số liệu được chi nhận.
Bên cạnh đó, việc sở hữu lượng tiền mặt lớn nhưng không tiến hành đầu tư khiến lãnh đạo các doanh nghiệp không khỏi lo ngại về vấn đề trả nợ.
Các công ty Trung Quốc đang sở hữu khối nợ nội địa lên tới 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (452 tỷ USD) trong quý II/2016, theo số liệu tổng hợp bởi Bloomberg.
Tốc độ tăng trưởng nắm giữ tiền mặt ở mức nhanh nhất trong 6 năm.
Tuy nhiên, không phải công ty Trung Quốc nào cũng đang ngồi ôm một đống tiền. Bởi lẽ, từ đầu năm tới nay đã có 17 công ty phá sản, nhiều gấp đôi số lượng cả năm 2015, do không thể thanh toán được các trái phiếu tới hạn. Đây đa phần đều là các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, năng lượng và vật liệu – những ngành đang gặp khó khăn trong tăng trưởng.