Cục Điều tra chống buôn lậu: Gặt hái nhiều chiến công
(Tài chính) Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vừa tổ chức tổng kết năm 2012 triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đóng góp vào thành quả chung của ngành Hải quan năm 2012, nổi bật lên là vai trò của lực lượng kiểm soát hải quan, tiêu biểu là Cục Điều tra chống buôn lậu đã triệt phá nhiều vụ buôn lậu lớn, đặc biệt là bắt quả tang buôn lậu 1.650 tấn xăng trên biển được bình chọn là sự kiện tiêu biểu ngành Hải quan năm 2012.
Khẳng định bản lĩnh
Trong năm 2012, các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt giữ và phối hợp bắt giữ tổng số 165 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan (khởi tố hình sự 06 vụ), bằng 206% kế hoạch năm; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 226 tỷ 891 triệu đồng. Công tác xử lý của Cục Điều tra chống buôn lậu được đánh giá là chính xác, đúng pháp luật. Ngoài ra đơn vị còn tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan xử lý nhiều vụ việc vi phạm phức tạp. Đơn vị đã tham mưu về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với lô hàng là xe ô tô của Công ty cổ phần Vận tải ô tô Lai Châu và của Công ty TNHH Đá quý thế giới.
Trong năm qua, lực lượng điều tra chống buôn lậu đã có những bước tiến vượt bậc, đấu tranh và thực hiện thành công những chuyên án lớn vận chuyển hàng cấm qua tuyến đường biển, đường bộ. Cụ thể, đưa ra ánh sáng vụ buôn lậu hơn 500 m3 gỗ quý của Công ty Ngọc Hưng, ra quyết định khởi tố, chuyển cơ quan công an mở rộng điều tra.
Đặc biệt, cuối tháng 7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt quả tang vụ lợi dụng hoạt động tạm nhập tái xuất buôn lậu 1.650 tấn xăng (trốn thuế gần 10 tỷ đồng) trên biển. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đánh giá, đây là tiền đề để Chính phủ, các cơ quan chức năng nhà nước cùng vào cuộc lập lại trật tự hoạt động tạm nhập tái xuất. Triệt phá thành công buôn lậu trên biển thể hiện ý chí, sự mưu trí, dũng cảm, bản lĩnh của cán bộ chiến sỹ điều tra chống buôn lậu, phải đảm bảo được bảo mật trong chỉ đạo phá án, hành động bất ngờ, chính xác. Bắt buôn lậu xăng dầu phải bắt được quả tang, khi đối tượng phá kẹp chì đang thực hiện bơm hàng sang tàu nội địa.
Tiếp đến tháng 11/2012, lực lượng điều tra chống buôn lậu đã tiếp tục triệt phá vụ lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, thẩm lậu 422.000 lít xăng tiêu thụ nội địa của Công ty TNHH Một thành viên xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO). Việc đấu tranh thành công chuyên án này góp phần ổn định giá cả mặt hàng xăng dầu trong nước, qua đó, kiến nghị Chính phủ sửa đổi cơ chế quản lý đối với mặt hàng chiến lược này.
Nâng tâm thực lực hoạt động kiểm soát hải quan
Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, có thể thấy, hoạt động điều tra chống buôn lậu của ngành Hải quan bộc lộ một số bất cập cả về nhân lực, vật lực, quyền năng tác nghiệp; cần có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp thực tiễn và đặc thù của hoạt động này.
Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hành vi gian lận… ngày càng phát triển tinh vi. Tuy nhiên, phương tiện tác nghiệp chuyên dùng cho công tác chống buôn lậu (như tầu cao tốc, máy soi container, máy soi hành lý, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc…) phần lớn đã xuống cấp; hạn chế tính năng sử dụng, tác chiến của lực lượng hải quan, nhất là chống buôn lậu trên biển.
Trước thực tế này, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo “Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020”, trình Bộ Tài chính phê duyệt.
Dự thảo “Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020” hướng đến mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm và đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; phù hợp với các quy định tại Luật Hải quan, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Phòng chống ma túy… Dự thảo đề án cũng hướng đến tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đấu tranh chống buôn lậu của toàn Ngành; thực hiện đề án đầu tư trang bị và quản lý tàu thuyền của ngành Hải quan, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát hải quan trong tình hình mới.
Trong năm 2012, các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt giữ và phối hợp bắt giữ tổng số 165 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan (khởi tố hình sự 06 vụ), bằng 206% kế hoạch năm; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 226 tỷ 891 triệu đồng. Công tác xử lý của Cục Điều tra chống buôn lậu được đánh giá là chính xác, đúng pháp luật. Ngoài ra đơn vị còn tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan xử lý nhiều vụ việc vi phạm phức tạp. Đơn vị đã tham mưu về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với lô hàng là xe ô tô của Công ty cổ phần Vận tải ô tô Lai Châu và của Công ty TNHH Đá quý thế giới.
Trong năm qua, lực lượng điều tra chống buôn lậu đã có những bước tiến vượt bậc, đấu tranh và thực hiện thành công những chuyên án lớn vận chuyển hàng cấm qua tuyến đường biển, đường bộ. Cụ thể, đưa ra ánh sáng vụ buôn lậu hơn 500 m3 gỗ quý của Công ty Ngọc Hưng, ra quyết định khởi tố, chuyển cơ quan công an mở rộng điều tra.
Đặc biệt, cuối tháng 7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt quả tang vụ lợi dụng hoạt động tạm nhập tái xuất buôn lậu 1.650 tấn xăng (trốn thuế gần 10 tỷ đồng) trên biển. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đánh giá, đây là tiền đề để Chính phủ, các cơ quan chức năng nhà nước cùng vào cuộc lập lại trật tự hoạt động tạm nhập tái xuất. Triệt phá thành công buôn lậu trên biển thể hiện ý chí, sự mưu trí, dũng cảm, bản lĩnh của cán bộ chiến sỹ điều tra chống buôn lậu, phải đảm bảo được bảo mật trong chỉ đạo phá án, hành động bất ngờ, chính xác. Bắt buôn lậu xăng dầu phải bắt được quả tang, khi đối tượng phá kẹp chì đang thực hiện bơm hàng sang tàu nội địa.
Tiếp đến tháng 11/2012, lực lượng điều tra chống buôn lậu đã tiếp tục triệt phá vụ lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, thẩm lậu 422.000 lít xăng tiêu thụ nội địa của Công ty TNHH Một thành viên xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO). Việc đấu tranh thành công chuyên án này góp phần ổn định giá cả mặt hàng xăng dầu trong nước, qua đó, kiến nghị Chính phủ sửa đổi cơ chế quản lý đối với mặt hàng chiến lược này.
Nâng tâm thực lực hoạt động kiểm soát hải quan
Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, có thể thấy, hoạt động điều tra chống buôn lậu của ngành Hải quan bộc lộ một số bất cập cả về nhân lực, vật lực, quyền năng tác nghiệp; cần có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp thực tiễn và đặc thù của hoạt động này.
Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hành vi gian lận… ngày càng phát triển tinh vi. Tuy nhiên, phương tiện tác nghiệp chuyên dùng cho công tác chống buôn lậu (như tầu cao tốc, máy soi container, máy soi hành lý, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc…) phần lớn đã xuống cấp; hạn chế tính năng sử dụng, tác chiến của lực lượng hải quan, nhất là chống buôn lậu trên biển.
Trước thực tế này, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo “Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020”, trình Bộ Tài chính phê duyệt.
Dự thảo “Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020” hướng đến mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm và đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; phù hợp với các quy định tại Luật Hải quan, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Phòng chống ma túy… Dự thảo đề án cũng hướng đến tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đấu tranh chống buôn lậu của toàn Ngành; thực hiện đề án đầu tư trang bị và quản lý tàu thuyền của ngành Hải quan, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát hải quan trong tình hình mới.