Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Phi Vân Tuấn: Đủ tiền để hoàn thuế cho doanh nghiệp
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Phi Vân Tuấn cho biết: Với các chính sách thuế mới triển khai từ 1.7 như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dãn thuế giá trị gia tăng (VAT)... chắc chắn sẽ có tác động tới nguồn thu. Nhưng trước mắt, các chính sách thuế vẫn hướng tới việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN).
Bên lề cuộc gặp gỡ giữa Cục Thuế Hà Nội với các DN trên địa bàn ngày 6.6 phóng viên báo Lao Động đã trao đổi với ông Phi Vân Tuấn về vấn đề này.
Hà Nội là địa phương có mức đóng góp tới 40% cho ngân sách. Vậy Cục Thuế Hà Nội có giải pháp gì để đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013?
Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ngay từ cuối 2012 chúng tôi đã đề ra một loạt giải pháp và nhìn nhận vào từng lĩnh vực. Một mặt, chúng tôi động viên DN để ổn định duy trì sản xuất kinh doanh. DN có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì mới tạo ra nguồn thu. Mặt khác, chúng tôi cũng tích cực thanh, kiểm tra và đôn đốc thu hồi các khoản nợ thuế, thực hiện tốt Chỉ thị 09 của CP (về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 2013).
Theo báo cáo của Chính phủ thì Hà Nội có 106.000 DN, trong đó có 4.000 DN phá sản giải thể, còn lại có nhiều DN thua lỗ. Đóng góp ngân sách qua thuế của DN trên địa bàn cũng sẽ giảm mạnh, thưa ông?
DN thời gian qua khó khăn. Nhưng với tỉ trọng DN thua lỗ thì mức thuế nộp ngân sách của nhóm DN này là nhỏ trong tổng số thu. Trong khi đó, các DN lớn vẫn duy trì hoạt động và ổn định sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới, với các chính sách tháo gỡ của Chính phủ thì các DN khó khăn sẽ phục hồi sản xuất.
Lĩnh vực đất đai và khoáng sản còn nhiều dư địa để động viên vào nguồn thu ngân sách. Vậy tại Hà Nội, lĩnh vực đất đai sẽ được thực hiện như thế nào để bù đắp nguồn thu?
Đối với các khoản thu về đất, Hà Nội đang thực hiện cơ chế dãn, giảm nộp tiền sử dụng đất, giảm 50% tiền thuê đất cho DN. Chúng tôi mong rằng, sang quý sau DN giảm bớt khó khăn nguồn thu sẽ được khôi phục tương đối để đáp ứng nhiệm vụ chính trị 2013.
Từ nay tới cuối năm, Cục Thuế sẽ có những hỗ trợ nào để DN phát triển và đóng thuế cho ngân sách?
Cục xác định tăng cường tuyên truyền chính sách để DN hiểu và áp dụng, tránh chuyện nhầm lẫn dẫn tới bị xử phạt. Với những chính sách ưu đãi, cục sẽ hướng dẫn để người nộp thuế được hưởng kịp thời; thủ tục hành chính đơn giản nhất không để mất nhiều thời gian của DN. Năm nay, cái riêng của Hà Nội là mỗi lĩnh vực đều có thông điệp của cơ quan thuế gửi tới các DN, có kênh để DN phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc.
Nếu cán bộ thuế có sách nhiễu hay chậm hoàn cho DN thì DN phản ánh để được tháo gỡ ngay. Tôi cũng có nhiều kênh như điện thoại riêng hay hòm thư để thu thập hàng ngày các thông tin DN phản ánh. Thậm chí, DN không phải chờ tới 15 ngày mới được hoàn như quy định mà chỉ cần đảm bảo đầy đủ thủ tục có thể được hoàn thuế sớm nhất. Về phía DN, trong quá trình hoạt động có sai sót thì phải có biện pháp khắc phục, chứ không có chuyện có những chi phí không chính thức để gây khó khăn thêm cho DN.
Trong công tác hoàn thuế, Cục Thuế Hà Nội làm thế nào khi tổng số thuế phải hoàn năm 2012 là 90.000 tỉ đồng, trong khi NSNN cấp có 70.000 tỉ đồng. DN sẽ phải đợi hay Cục Thuế đã cân đối được số thiếu hụt này?
Với Hà Nội thì lúc nào quỹ hoàn cũng đầy đủ nên không có câu chuyện đó.
Xin cảm ơn ông!
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội
Phi Vân Tuấn
Phi Vân Tuấn
Hà Nội là địa phương có mức đóng góp tới 40% cho ngân sách. Vậy Cục Thuế Hà Nội có giải pháp gì để đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013?
Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ngay từ cuối 2012 chúng tôi đã đề ra một loạt giải pháp và nhìn nhận vào từng lĩnh vực. Một mặt, chúng tôi động viên DN để ổn định duy trì sản xuất kinh doanh. DN có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì mới tạo ra nguồn thu. Mặt khác, chúng tôi cũng tích cực thanh, kiểm tra và đôn đốc thu hồi các khoản nợ thuế, thực hiện tốt Chỉ thị 09 của CP (về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 2013).
Theo báo cáo của Chính phủ thì Hà Nội có 106.000 DN, trong đó có 4.000 DN phá sản giải thể, còn lại có nhiều DN thua lỗ. Đóng góp ngân sách qua thuế của DN trên địa bàn cũng sẽ giảm mạnh, thưa ông?
DN thời gian qua khó khăn. Nhưng với tỉ trọng DN thua lỗ thì mức thuế nộp ngân sách của nhóm DN này là nhỏ trong tổng số thu. Trong khi đó, các DN lớn vẫn duy trì hoạt động và ổn định sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới, với các chính sách tháo gỡ của Chính phủ thì các DN khó khăn sẽ phục hồi sản xuất.
Lĩnh vực đất đai và khoáng sản còn nhiều dư địa để động viên vào nguồn thu ngân sách. Vậy tại Hà Nội, lĩnh vực đất đai sẽ được thực hiện như thế nào để bù đắp nguồn thu?
Đối với các khoản thu về đất, Hà Nội đang thực hiện cơ chế dãn, giảm nộp tiền sử dụng đất, giảm 50% tiền thuê đất cho DN. Chúng tôi mong rằng, sang quý sau DN giảm bớt khó khăn nguồn thu sẽ được khôi phục tương đối để đáp ứng nhiệm vụ chính trị 2013.
Từ nay tới cuối năm, Cục Thuế sẽ có những hỗ trợ nào để DN phát triển và đóng thuế cho ngân sách?
Cục xác định tăng cường tuyên truyền chính sách để DN hiểu và áp dụng, tránh chuyện nhầm lẫn dẫn tới bị xử phạt. Với những chính sách ưu đãi, cục sẽ hướng dẫn để người nộp thuế được hưởng kịp thời; thủ tục hành chính đơn giản nhất không để mất nhiều thời gian của DN. Năm nay, cái riêng của Hà Nội là mỗi lĩnh vực đều có thông điệp của cơ quan thuế gửi tới các DN, có kênh để DN phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc.
Nếu cán bộ thuế có sách nhiễu hay chậm hoàn cho DN thì DN phản ánh để được tháo gỡ ngay. Tôi cũng có nhiều kênh như điện thoại riêng hay hòm thư để thu thập hàng ngày các thông tin DN phản ánh. Thậm chí, DN không phải chờ tới 15 ngày mới được hoàn như quy định mà chỉ cần đảm bảo đầy đủ thủ tục có thể được hoàn thuế sớm nhất. Về phía DN, trong quá trình hoạt động có sai sót thì phải có biện pháp khắc phục, chứ không có chuyện có những chi phí không chính thức để gây khó khăn thêm cho DN.
Trong công tác hoàn thuế, Cục Thuế Hà Nội làm thế nào khi tổng số thuế phải hoàn năm 2012 là 90.000 tỉ đồng, trong khi NSNN cấp có 70.000 tỉ đồng. DN sẽ phải đợi hay Cục Thuế đã cân đối được số thiếu hụt này?
Với Hà Nội thì lúc nào quỹ hoàn cũng đầy đủ nên không có câu chuyện đó.
Xin cảm ơn ông!