Điểm yếu của hàng Việt trong hội nhập

Theo Bùi Phú/enternews.vn

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là EVFTA đều đề cao các tiêu chí phụ để sản xuất ra sản phẩm như môi trường, quan hệ lao động…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn là những tiêu chí này. Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) có 17 chương thì nguyên Chương 17 của hiệp định này quy định về phát triển bền vững. Trong đó nội dung chính chủ yếu là các cam kết các hoạt động về thương mại, đầu tư sẽ không có tác động/ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề bảo vệ môi trường.

 

Đối với các doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp từ các thị trường khó tính sẽ có các đội đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm. (Nguồn: TCTS) 
Đối với các doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp từ các thị trường khó tính sẽ có các đội đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm. (Nguồn: TCTS) 

Trong những mặt hàng Việt Nam xác định là mũi nhọn xuất khẩu sang EU, có nhiều mặt hàng trong quá trình sản xuất đang gây tác động xấu đến môi trường, như nước nuôi tôm ô nhiễm môi trường hay nhà máy dệt may xả thải không qua xử lý…

Trong khi đó, với những doanh nghiệp nhập khẩu của các thị trường khó tính thường “soi” rất kỹ việc sử dụng lao động, quan hệ cộng đồng..., các tiêu chí về trách nhiệm xã hội. Những nhà bán lẻ lớn của Mỹ, châu Âu hiện nay còn đánh giá về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo những tiêu chí rất cao, như sản xuất phải tiết kiệm điện, nước để thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Đối với các doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp từ các thị trường khó tính sẽ có các đội đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đã không ít doanh nghiệp bị đánh rớt trong quá trình đánh giá vì khu vực bãi rác gần khu sản xuất và đầy ruồi nhặng, chuột, gián; có doanh nghiệp thì để nhà kho lộn xộn và không đảm bảo an toàn….

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là EVFTA đều đề cao các tiêu chí phụ để sản xuất ra sản phẩm như môi trường, quan hệ lao động.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhất là EVFTA đều đề cao các tiêu chí phụ để sản xuất ra sản phẩm như môi trường, quan hệ lao động.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp gia công, chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng là điều quan trọng. Xu thế bảo hộ, xung đột thương mại đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn, tác động nhiều mặt tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và Việt Nam. Tính đến hết tháng 3/2020, đã có gần 160 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, các nước khởi xướng điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU....

Tuy nhiên, cũng như sức ép cạnh tranh, đây vừa là thách thức cũng vừa là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu…để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.