EVFTA đã và đang tác động tốt đến tình hình thu hút đầu tư, nguồn lực từ EU vào Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với đa dạng các lĩnh vực.
EVFTA không phải là hiệp định duy nhất giúp cải thiện việc xây dựng và thực thi chính sách thương mại ở Việt Nam nhưng có đóng góp đáng kể vào cải thiện mức độ minh bạch về chính sách tạo thuận lợi thương mại, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Anh Dương đánh giá.
Quá trình triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi khả quan từ EVFTA, chủ yếu từ các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất nhập khẩu, bên cạnh đó là các hiệu ứng tích cực trong việc gia tăng đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận.
Việt Nam - Tây Ban Nha nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD trong thời gian tới; tăng cường hợp tác về năng lượng tái tạo...
Nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại những quốc gia EU như Hà Lan và Đức không ngừng tăng cao do ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cho thấy đây là thị trường nhiều cơ hội, đặc biệt với EVFTA.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt con số kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Tuy nhiên, về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2022, châu Á vẫn chiếm đến 44,7% thị phần, trong khi đó thị trường chất lượng cao và quan trọng như châu Âu chỉ chiếm 11,3% thị phần...
Sau hơn 2 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Quan hệ kinh tế - thương mại trở thành điểm sáng trong hợp tác song phương Việt Nam - EU với kết quả đáng ghi nhận. Bài viết đánh giá lại kết quả tích cực sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU bắt đầu thực thi, một số khó khăn, thách thức, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế, hiệu quả do Hiệp định này mang lại.
Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Là hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ví như “con đường cao tốc” quan trọng kết nối trực tiếp nền kinh tế Việt Nam với 27 nền kinh tế EU.
Trong giai đoạn từ tháng 8/2020 đến hết tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường các nước EU đạt 83,4 tỷ USD, tăng trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019.