Doanh số thị trường máy chủ toàn cầu tăng trưởng 5,1%

PV.

Báo cáo Theo dõi Máy chủ toàn cầu hàng quý của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế cho thấy, doanh số của các nhà cung cấp giải pháp trong thị trường máy chủ trên toàn thế giới đã tăng trưởng 5,1% năm sau so với năm trước, lên mức 13,4 tỷ đô la trong Quý 3 năm 2015.

Trong quý này có sự tăng trưởng về doanh thu máy chủ rack được tối ưu hóa, máy chủ phiến và máy chủ mật độ cao được tối ưu hóa trong khi doanh thu máy chủ dạng đứng độc lập lại sụt giảm. Số lượng máy chủ bán ra trên toàn cầu đạt tổng số 2,49 triệu chiếc trong Quý 3/2015, tương ứng với mức tăng trưởng 4,5% so với Quý 3 năm 2014.

Trên cơ sở so sánh năm sau so với năm trước, doanh thu máy chủ phổ thông tăng trưởng 7,0% và nhu cầu về các hệ thống máy chủ cao cấp tăng trưởng 1,2% trong Quý 3/2015, lên mức tương ứng là 10,8 tỷ đô la và 1,4 tỷ đô la. Phân khúc máy chủ phổ thông được hỗ trợ bởi hoạt động mở rộng liên tục của các trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn dựa trên máy chủ x86 cùng với việc nâng cấp các nền tảng x86 của các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các hệ thống cao cấp được hỗ trợ bởi hoạt động nâng cấp máy chủ mainframe z13 của IBM, vốn đã bắt đầu từ Quý 1/2015 và chậm lại từ đó đến nay.

Đồng thời, nhu cầu trong Quý 3/2015 về các hệ thống tầm trung đã sụt giảm -5,8% năm sau so với năm trước xuống còn 1,2 tỷ đô la khi hoạt động nâng cấp máy chủ x86 dường như đã được hoàn tất trong phân khúc này.

"Khi mà thị trường máy chủ ở thời điểm gần cuối năm 2015 vẫn tiếp tục tăng trưởng, mối quan ngại về cạn kiệt ngân sách CNTT do sớm đầu tư vào máy chủ đã không xảy ra," ông Kuba Stolarski, Giám đốc Nghiên cứu, Máy chủ và Công nghệ mới của IDC phát biểu.

"Đồng thời, trước đây chúng ta cũng không dám kỳ vọng là diễn biến tốt đẹp trong quý đầu tiên có thể tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm do ảnh hưởng của hoạt động nâng cấp theo chu kỳ của các doanh nghiệp lớn, thời điểm ngừng hỗ trợ hệ điều hành Windows Server 2003 đã đến và các hoạt động nâng cấp nền tảng Grantley đều đã đến thời điểm kết thúc.

Trong tương lai, IDC dự báo chỉ có những cơ hội khiêm tốn cho sự tăng trưởng thị trường trong ngắn hạn liên quan đến việc ngừng hỗ trợ cho hệ điều hành Microsoft SQL Server 2005 sắp tới vào ngày 16 Tháng 4 năm 2016; chúng tôi ước tính chỉ có khoảng 800.000 máy chủ trên phạm vi toàn cầu vẫn còn đang chạy hệ điều hành SQL Server 2005. Trong dài hạn, IDC kỳ vọng sự tăng trưởng của thị trường máy chủ sẽ được quyết định bởi các hệ thống phân tán, được định nghĩa bằng phần mềm và mô hình tính toán Mạng Internet của Vạn vật được triển khai tại biên mạng."

Hewlett Packard Enterprise nắm giữ 27,5% thị phần toàn cầu tính theo số lượng máy chủ bán ra trong Quý 3/2015 với mức tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước ở mức 9,0% lên 3,7 tỷ đô la. Sự tăng trưởng doanh thu của HPE chủ yếu được quyết định bởi nhu cầu cao về máy chủ mật độ cao được tối ưu hóa của công ty, với tốc độ tăng trưởng 37,2% năm sau so với năm trước, cũng như là nhu cầu về máy chủ rack được tối ưu hóa với tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước ở mức 14,2% nhưng vẫn có phần đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng doanh thu chung của HPE.

Tại Việt Nam, HPE đứng đầu với 44.5% thị phần, tăng 6.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp không nhỏ cho phần tăng trưởng này là sự thành công của thế hệ máy chủ Gen9 với đầy đủ các trương mục sản phẩm từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp đến các trung tâm dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

Dell đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước ở mức 7,3% và doanh thu 2,4 tỷ đô la, giúp công ty nắm giữ vị trí số 2 với thị phần 18,1% trong quý này. Dell được hưởng lợi từ sự tăng trưởng doanh thu về các sản phẩm máy chủ phiến và máy chủ rack được tối ưu hóa của mình.

Doanh thu máy chủ phiến của Dell tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu máy chủ phiến của bất kỳ nhà cung cấp giải pháp nào nằm trong Top 5, với tốc độ tăng trưởng 34,8%, ngoại trừ thương vụ mua lại bộ phận máy chủ x86 của IBM bởi Lenovo. Tại Việt Nam, Dell đứng vị trí thứ 2 với 18.6% thị phần.

IBM vẫn duy trì được vị trí thứ 3 sau khi bán bộ phận máy giải pháp chủ x86 của mình với 1,3 tỷ đô la doanh thu và 9,6% thị phần. Doanh thu của IBM hiện đến từ các dòng sản phẩm máy chủ POWER và System Z của công ty. Lenovo kết thúc Quý này ở vị trí thứ 4 với 7,8% thị phần toàn cầu và doanh thu 1,1 tỷ đô la trong Quý 3/2015. Tại Việt Nam, nhờ việc mua bán và sát nhập này mà doanh thu x86 của Lenovo đã đạt mức 22%, mặc dù vậy so với doanh thu năm ngoái thì Lenovo/IBM đã giảm hơn 10%.

Cisco nằm ở vị trí thứ 5 với doanh thu 886 triệu đô la và 6,6% thị phần xét theo doanh thu. Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước của Cisco ở mức 12,7%; tiếp tục cao hơn mức trung bình của toàn ngành, cho thấy rằng công ty vẫn chưa ngừng quá trình giành thêm thị phần trong thị trường máy chủ.