Dự báo thâm hụt lượng đường toàn cầu, nhưng giá đường vẫn sẽ tăng trong niên vụ 2019 - 2020
Ngày 17/6, Hội nghị Hiệp hội Mía đường Đông Nam Á lần 4 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của đại diện của Hiệp hội mía đường Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Cập nhật tình hình sản xuất mía đường
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra và thảo luận xoay quanh những chủ đề mang tính cấp thiết của ngành Mía đường trên thế giới nói chung và các nước trong Hiệp hội Mía đường Đông Nam Á (ASA) nói riêng, như: Vấn đề thương mại (Cập nhật hiệp định thương mại khu vực, Tư vấn về việc thương mại đường giữa các quốc gia, Cập nhật tình hình WTO); Thị trường và chính sách phát triển sản phẩm ngoài đường (Phát triển thị trường Cồn - Tổng quan thế giới, Đồng phát điện - Cơ hội thị trường nội địa); Phát triển thị trường và sản xuất (Phát triển thị trường đường - Tổng quan thế giới); Vấn đề kỹ thuật, chất lượng sản phẩm (Đường - Sức khỏe và dinh dưỡng),…
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đều công nhận điện sản xuất từ bã mía là một loại năng lượng tái tạo cần tích cực khai thác (các cường quốc mía đường như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines đều đã có chính sách cụ thể khuyến khích các nhà máy đường bán điện ra lưới điện quốc gia).
Mới đây, một nghiên cứu về đường đối với sức khỏe dinh dưỡng đã gây bất ngờ khi đi ngược lại niềm tin của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng: các nhà khoa học tại Thái Lan đã chứng minh rằng đường không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường mà đây là một bệnh di truyền, được tạo ra từ thời điểm con người được sinh ra.
Bên cạnh việc cung cấp thông tin, các thành viên Hiệp hội Mía đường Đông Nam Á cũng tìm kiếm những giải pháp mang tính chiến lược và quyết định cho tương lai của ngành đường Đông Nam Á, để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này.
Nhu cầu nhập khẩu đường một số nước sẽ tăng
Đại diện Malaysia cho biết, tổng lượng đường thô nhập khẩu của nước này trong nửa đầu năm 2019 khoảng 688.000 tấn. Riêng công ty CJ Bio/Akema, chuyên sử dụng đường từ Bờ Đông Malaysia để sản xuất amino axit cho thức ăn chăn nuôi, nhập khẩu lên đến 80.000 tấn đường mỗi năm.
Theo vị đại diện này, lượng đường nhập từ Thái Lan sẽ tăng lên vào năm 2020 vì chi phí vận chuyển rẻ hơn so với đường Brazil. Theo đại diện các nước Đông Nam Á, thị trường đường thế giới đã chuyển sang tình trạng thâm hụt 1,9 triệu tấn trong niên vụ 2019 - 2020 so với thặng dư 2,55 triệu tấn vào 2018 - 2019. Sự thay đổi một phần được nhận ra bởi dự báo sản lượng của Ấn Độ giảm xuống 29,5 triệu tấn trong năm 2019 - 2020 từ 32 triệu tấn trong năm 2018 - 2019.
Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu đường cũng ngày càng tăng lên, khiến khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng rõ nét. Trong khi đó, từng là quốc gia xuất khẩu đường đứng thứ 2 thế giới nhưng đến nay, Indonesia lại nhập khẩu đường hàng đầu thế giới, nhiều hơn cả Trung Quốc.
Đại diện nước này cho biết thêm, giai đoạn 2000 - 2008, Indonesia sản xuất 1,5 - 2,8 triệu tấn đường. Tuy nhiên những năm gần đây, con số này đã giảm xuống, trong đó năm 2018 là 2,2 triệu tấn, năm 2019 là 2,1 triệu tấn. Sản lượng đường tiêu thụ hàng năm của Indonesia ở mức 6 triệu tấn, do đó tồn tại một khoảng thiếu hụt cần phải bù đắp bằng nhập khẩu.
Hiệp hội Mía đường Đông Nam Á là một liên minh được thành lập từ năm 2016 với sự khởi xướng của đại diện ngành công nghiệp mía đường Thái Lan và các thành viên còn lại là đại diện ngành công nghiệp mía đường của các nước Asean khác như Philippines, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mục tiêu của ASA là góp phần thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh, thương mại và đầu tư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về đường ngày càng gia tăng trong khu vực.
Theo đó, định kỳ hàng năm, ASA tổ chức Hội nghị thường niên để các thành viên cùng trao đổi thông tin, thảo luận, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác thông thương giữa các nước.
Năm nay, Hội nghị Hiệp hội Mía đường Đông Nam Á lần 4 được thống nhất tổ chức bởi Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và TTC Sugar (đại diện ngành Nông nghiệp TTC) tại Trụ sở văn phòng Tập đoàn TTC, Việt Nam.
Với những kinh nghiệm và giải pháp quốc tế quý giá từ các chủ đề được thảo luận, sẽ là cơ hội để ngành mía đường trong nước đúc kết kinh nghiệm từ các nước, cũng như tìm ra giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trước sự biến động của ngành đường thế giới và chuẩn bị cho lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, thị trường đường thế giới sẽ chuyển sang thâm hụt trong niên vụ 2019 - 2020 sau tình trạng thặng dư trong các niên vụ trước, do đó giá đường được dự báo sẽ có chiều hướng tăng tích cực. Đây sẽ là cơ hội của các công ty hoạt động trong lĩnh vực mía đường - đặc biệt là TTC Sugar - đơn vị đang sở hữu thị phần khá lớn trong nước.
Với uy tín không chỉ tại Việt Nam mà còn quốc tế, TTC Sugar đồng hành cùng các cơ quan chức năng để ra sức chống lại vấn nạn đường lỏng, góp phần minh bạch thị trường đường trong nước, đồng thời giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hành trình 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar; Mã chứng khoán: SBT) sở hữu nền tảng sản xuất với 9 nhà máy, 55.750 hecta vùng nguyên liệu, sản xuất hơn hơn 472.000 tấn đường thành phẩm/năm. Với tôn chỉ hoạt động “Lợi nhuận là nhất thời, thị trường là vĩnh cữu”, TTC Sugar hiện thực hóa các mục tiêu, đó là tiếp tục giữ vững vị thế của doanh nghiệp đường số 1 Việt Nam và nâng thị phần lên hơn 50% với tiêu chí “Sạch” và “Vì sức khỏe người tiêu dùng”.
Ngoài ra, TTC Sugar còn đa dạng hóa sản phẩm đường, các sản phẩm tốt cho sức khỏe như đường Organic, đường vàng thiên nhiên... khai thác sản phẩm cạnh đường và sau đường, như: mật rỉ (nguyên liệu sản xuất cồn sinh học, xăng ethanol E5), điện thương phẩm, phân vi sinh hữu cơ, nước đóng chai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thân thiện với môi trường
Hiện nay, TTC Sugar đang dẫn đầu trong công suất sản xuất điện sinh khối, phát lên lưới 100 MW. Mục tiêu đến năm 2020, phát lên lưới là 150 MW.