EU tròn 60 tuổi: Muốn tồn tại phải cải tổ
Trong bối cảnh nhiều thách thức đang bủa vây, đe dọa sự tan rã của châu Âu, vào thứ 7 tuần này, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ tụ họp ở Rome nhằm tìm tương lai chung xán lạn hơn cho khối nhân dịp tròn 60 tuổi.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ dự lễ mít tinh tại Hội trường Horatii và Curiatii trong tòa nhà cổ từ thế kỷ XVI Palazzo dei Conservatori nằm trên Quảng trường Capitoline, Italy. Đây cũng chính là nơi Hiệp ước Rome được ký kết vào ngày 25/3/1957, đặt nền móng cho sự ra đời của một khối liên minh có sức mạnh và ảnh hưởng bậc nhất thế giới.
Dự kiến, tuyên bố “Châu Âu là tương lai chung của chúng ta” và lộ trình cho 10 năm tiếp theo sẽ được các nhà lãnh đạo đưa ra. Tuy nhiên, bữa tiệc sinh nhật năm nay có lẽ khá kém vui khi bị “bóng ma” Brexit che phủ. Thủ tướng Anh Theresa May, người thay vì tham gia cuộc vui tại Rome lại phải ở London để chuẩn bị cho việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, khởi động quá trình “ly hôn” của nước Anh với EU, chỉ trong 4 ngày sau đó. Tuy nhiên, bà May đã “gửi những lời chúc tốt đẹp nhất” tới các “đồng nghiệp” EU và an ủi rằng việc chia tay chỉ là vì “EU-27 đang tiến theo một hướng, trong khi công chúng Anh bỏ phiếu đi theo hướng khác”.
Có thể nói, Brexit là một trong những thách thức hiện hữu rõ rệt nhất mà EU phải đối mặt. Người ta thậm chí phải đặt ra câu hỏi rằng, tuyên bố về một tương lai chung sẽ đi tới đâu khi mà các quốc gia thành viên có những thái độ và mức độ hợp tác khác hẳn nhau. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từng cảnh báo, Brexit có thể đe dọa mọi thành tựu mà người dân châu Âu đoàn kết mới có được.
Dẫu vậy, theo Chủ tịch EU Donald Tusk, sự kiện ở Rome sẽ là cơ hội để kỷ niệm quãng thời gian lịch sử “mà chúng ta đã ở cùng nhau cũng như tổng kết 60 năm hội nhập”. Ông đồng thời cảnh báo về những thách thức trước mắt trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, trong đó có liên minh chưa chắc chắn với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ không yên ả với Nga và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. Mặc dù, kết quả cuộc bầu cử Hà Lan vừa qua khiến châu Âu thở phào khi “hãm phanh” được chủ nghĩa dân túy nhưng vẫn còn 2 cuộc bầu cử quan trọng khác sẽ diễn ra trong năm nay. Đó là cuộc bầu cử tại Đức và Pháp khiến mọi người lo ngại rằng châu Âu sẽ đứng trước một bước ngoặt lớn.
60 năm trước, chỉ có 6 nước là Bỉ, Pháp, Italy, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức tham gia vào Công đồng Kinh tế châu Âu - EEC (tiền thân của EU ngày nay). Lúc đó, EEC được coi là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của lục địa già. Giờ đây, số thành viên đã tăng lên 28 với 508 triệu dân, tạo thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, rạn nứt đã xuất hiện trong những năm gần đây với việc mở rộng nhanh chóng về phía đông với nhiều quốc gia thuộc Xô Viết cũ và các vấn đề nảy sinh khác trong việc quản lý đồng tiền chung - euro. Cách đây chưa đầy một thập kỷ, châu Âu còn là lục địa giàu có và thịnh vượng nhất thế giới thì giờ châu lục đã tụt xuống hàng thứ 3 sau châu Á và Bắc Mỹ. Khủng hoảng nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro, sự trỗi dậy của những đảng phái dân túy và dân tộc đã tạo ra những mối đe dọa đặc biệt đối với giấc mơ của chính EU.
Dự kiến, tuyên bố “Châu Âu là tương lai chung của chúng ta” và lộ trình cho 10 năm tiếp theo sẽ được các nhà lãnh đạo đưa ra. Tuy nhiên, bữa tiệc sinh nhật năm nay có lẽ khá kém vui khi bị “bóng ma” Brexit che phủ. Thủ tướng Anh Theresa May, người thay vì tham gia cuộc vui tại Rome lại phải ở London để chuẩn bị cho việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, khởi động quá trình “ly hôn” của nước Anh với EU, chỉ trong 4 ngày sau đó. Tuy nhiên, bà May đã “gửi những lời chúc tốt đẹp nhất” tới các “đồng nghiệp” EU và an ủi rằng việc chia tay chỉ là vì “EU-27 đang tiến theo một hướng, trong khi công chúng Anh bỏ phiếu đi theo hướng khác”.
Có thể nói, Brexit là một trong những thách thức hiện hữu rõ rệt nhất mà EU phải đối mặt. Người ta thậm chí phải đặt ra câu hỏi rằng, tuyên bố về một tương lai chung sẽ đi tới đâu khi mà các quốc gia thành viên có những thái độ và mức độ hợp tác khác hẳn nhau. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từng cảnh báo, Brexit có thể đe dọa mọi thành tựu mà người dân châu Âu đoàn kết mới có được.
Dẫu vậy, theo Chủ tịch EU Donald Tusk, sự kiện ở Rome sẽ là cơ hội để kỷ niệm quãng thời gian lịch sử “mà chúng ta đã ở cùng nhau cũng như tổng kết 60 năm hội nhập”. Ông đồng thời cảnh báo về những thách thức trước mắt trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, trong đó có liên minh chưa chắc chắn với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ không yên ả với Nga và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. Mặc dù, kết quả cuộc bầu cử Hà Lan vừa qua khiến châu Âu thở phào khi “hãm phanh” được chủ nghĩa dân túy nhưng vẫn còn 2 cuộc bầu cử quan trọng khác sẽ diễn ra trong năm nay. Đó là cuộc bầu cử tại Đức và Pháp khiến mọi người lo ngại rằng châu Âu sẽ đứng trước một bước ngoặt lớn.
60 năm trước, chỉ có 6 nước là Bỉ, Pháp, Italy, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức tham gia vào Công đồng Kinh tế châu Âu - EEC (tiền thân của EU ngày nay). Lúc đó, EEC được coi là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của lục địa già. Giờ đây, số thành viên đã tăng lên 28 với 508 triệu dân, tạo thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, rạn nứt đã xuất hiện trong những năm gần đây với việc mở rộng nhanh chóng về phía đông với nhiều quốc gia thuộc Xô Viết cũ và các vấn đề nảy sinh khác trong việc quản lý đồng tiền chung - euro. Cách đây chưa đầy một thập kỷ, châu Âu còn là lục địa giàu có và thịnh vượng nhất thế giới thì giờ châu lục đã tụt xuống hàng thứ 3 sau châu Á và Bắc Mỹ. Khủng hoảng nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro, sự trỗi dậy của những đảng phái dân túy và dân tộc đã tạo ra những mối đe dọa đặc biệt đối với giấc mơ của chính EU.
Thậm chí, ý tưởng của Bộ tứ gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy về một châu Âu phát triển với các tốc độ khác nhau cũng vấp phải sự giận dữ của nhiều thành viên, trong đó có Ba Lan. Nước này từng cảnh báo không chấp nhận việc một số thành viên bị tụt hậu lại phía sau trong khi “động cơ chính” của EU là Đức và Pháp vẫn ở hàng trước. Những bất đồng đó khiến cho tỷ lệ người dân muốn rời EU cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỷ lệ người dân ủng hộ ở lại.
Chính những thách thức trên khiến người ta kỳ vọng, lễ kỷ niệm sinh nhật EU năm nay sẽ là dịp giúp đoàn kết các thành viên còn lại và chứng minh một thực tế là để tồn tại, EU phải có những cải tổ linh hoạt.
Chính những thách thức trên khiến người ta kỳ vọng, lễ kỷ niệm sinh nhật EU năm nay sẽ là dịp giúp đoàn kết các thành viên còn lại và chứng minh một thực tế là để tồn tại, EU phải có những cải tổ linh hoạt.