Nhiều quy định tại dự thảo Luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm rõ như: đơn giản hoá quy trình, thủ tục đấu thầu; ưu đãi đầu tư dự án PPP (dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư); cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu... nhằm tạo cơ chế linh hoạt, thu hút, khuyến khích nhà đầu tư tham gia các dự án.
Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung 7 luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư với rất nhiều quy định mới nhằm tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Làm rõ một số nội dung tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh một số quy định liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm đảm bảo vừa thận trọng, vừa không làm mất cơ hội của doanh nghiệp.
Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đề xuất nhiều quy định nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Dự thảo cũng sửa đổi một số quy định về “hậu kiểm” trong quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhằm giảm tối đa tình trạng vốn ảo, vốn khống, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Chính phủ xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên phải làm ngay và triển khai kịp thời, hiệu quả công tác này. Nhờ đó, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng sẽ phát triển hài hoà, có sự phân định tương đối dựa trên lợi thế vùng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện chỉ quản lý phần vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp. Đó là thay đổi căn bản nhất của dự thảo lần này so với trước đây.
Để tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy hết vai trò, vị thế và tiềm năng lợi thế của TP. Hải Phòng, Chính phủ đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Từ đó, tạo động lực lan toả trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) thời gian qua, Chính phủ đề xuất kéo dài thực hiện chính sách này đến hết ngày 31/12/2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, dự kiến số thuế SDĐNN được miễn theo đề xuất khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.