CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH MỚI NĂM 2016

Chính sách thuế đối với hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh mới

Chính sách thuế đối với hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh mới

Sau khi rà soát, đánh giá tổng quan quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cho thấy, một số quy định của pháp luật thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, tạo sự chuyển biến căn bản các quy định về người nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế và đảm bảo thống nhất với các luật có liên quan, đặc biệt là Luật Hải quan, Luật Đầu tư, Luật Thương mại…
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016: Những đổi mới quan trọng theo yêu cầu hội nhập

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016: Những đổi mới quan trọng theo yêu cầu hội nhập

Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều quy định của Luật đã không còn phù hợp với thực tế. Do đó, ngày 6/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016). Với nhiều điểm mới, sửa đổi theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, Luật mới được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế

Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016. Trong đó, những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã thể hiện được các thông điệp chính sách nhằm đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ pháp luật thuế, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, tạo thuận lợi cho người nộp thuế một cách hợp pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và những nội dung cần thay đổi nhận thức

Thuế tiêu thụ đặc biệt và những nội dung cần thay đổi nhận thức

Ngày 06/4/2016, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (Luật số 106/2016/QH13). Trong đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi trên cả 3 trục căn bản là: Phạm vi, đối tượng chịu thuế hay danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; Giá làm cơ sở, căn cứ tính thuế (giá tính thuế); Mức thuế suất. Những nội dung mới được sửa đổi thể hiện các thông điệp chính sách lớn: Đảo đảm nguồn thu của ngân sách nhà nước hợp lý, thực hiện thu đúng, thu đủ từ bản chất kinh tế của loại thuế này; Đảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ; Bảo vệ doanh nghiệp một cách hợp pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập.
Những nội dung chủ yếu của chính sách thuế mới năm 2016

Những nội dung chủ yếu của chính sách thuế mới năm 2016

Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề xuất, xây dựng và triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành nhiều chính sách thuế mới.
Quy định pháp luật mới về thuế giá trị gia tăng

Quy định pháp luật mới về thuế giá trị gia tăng

Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như cải cách hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, trong thời gian qua, nhiều quy định pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, nhiều quy định pháp luật mới về thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 106/2016/QH13 (sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý thuế) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016. Những thay đổi về thuế giá trị gia tăng không những tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn tạo cơ sở pháp lý quản lý chặt chẽ nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng.
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trong thời gian qua, do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, nhiều giải pháp tài chính nhằm khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ... về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, chính sách tài chính tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm chế lạm phát...
Bộ Tài chính: Chủ động, sáng tạo vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Bộ Tài chính: Chủ động, sáng tạo vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Cùng với việc trình Quốc hội thông qua các dự án Luật về thuế, hải quan, Bộ Tài chính còn trình Chính phủ ban hành nhiều nghị định, trong đó có những nghị định được ban hành để sửa nhiều nghị định. Với cách làm này, đã rút ngắn được thời gian sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về thuế, hải quan, sớm đưa các quy định về cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Pháp luật tài chính đã và đang chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập

Pháp luật tài chính đã và đang chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập

Thời gian qua, ngành Tài chính đã có những cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước. Tạo nên thành công đó, có phần đóng góp tích cực của công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.