Theo Vietnam Report, 91% DN đánh giá tích cực về thay đổi liên quan đến chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bước quan trọng tiếp theo sau hoàn tất đàm phán là TPP phải được thông qua ở Quốc hội các nước. Vì vậy, việc cần làm ngay là sửa đổi những quy định pháp luật không còn phù hợp, sau đó đưa ra những giải pháp và lộ trình thực hiện. Đây là những vấn đề chúng ta cần chuẩn bị và làm ngay để có thể vững bước vượt qua những thách thức, đồng thời đủ lực nắm bắt và tận dụng tốt những cơ hội do TPP mang lại. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV), TS Cao Sỹ Kiêm đã nhận định như vậy khi trao đổi ý kiến với phóng viên Báo Nhân Dân.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 5/10/2015 được dự báo sẽ mở ra động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lĩnh vực được quan tâm và đánh giá lạc quan trước hiệu ứng TPP là bất động sản.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ví như Hiệp định của thế kỷ XXI, kỳ vọng sẽ đem lại cú hích lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán TPP đã ngay lập tức tác động tích cực đến thị trường chứng khoán nước ta.
Để tận dụng được ưu đãi thuế quan mà các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mang lại, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủđược các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Việc tham gia TPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, giảm thuế, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường sẽ gặp nhiều khó khăn do hiện nay chi phí sản xuất ra đường cao hơn với các nước.
Tận dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là hướng đi tất yếu để doanh nghiệp Việt khẳng định được chỗ đứng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng đầy cạnh tranh.
Một số tổ chức quốc tế, như WB, BMI… đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2015-2016 - một trong số ít nước trong khu vực duy trì tăng trưởng GDP trên 6%.
Doanh nghiệp (DN) logistic nước ngoài hiện đang chiếm đến 75% tổng thị phần của ngành logistic ở Việt Nam, đang đặt ra thách thức lớn cho các DN logistic nội địa trong việc nắm giữ thị phần, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP từ tháng 11/2010, sau 5 năm đàm phán, ngày 5/10/2015 tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ), Bộ trưởng phụ trách thương mại quốc tế của 12 quốc gia, gồm Úc, Niu Di Lân, Brunei, Singapo, Malaysia, Canada, Chi lê, Mexico, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. TPP tạo thành một khu vực thương mại tự do có dân số trên 800 triệu người, chiếm 40% GDP và trên 30% thương mại toàn cầu.